Đừng nghĩ trẻ tuổi sẽ không bị đột quỵ

Đột quỵ đã không còn là bệnh đặc trưng ở những người cao tuổi nữa, đột quỵ có xu hướng ngày càng trẻ hóa và gia tăng. Thống kê của các bệnh viện cho thấy, năm 2023 số lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi bị đột quỵ tăng 20 - 25%, tăng gấp đôi so với các năm trước. Trong đó, 76% bệnh nhân nhập viện muộn sau 6 giờ khởi phát của bệnh. Nguyên nhân là do hầu hết các ca đột quỵ ở người trẻ đều không có dấu hiệu báo trước rõ ràng. Để ngăn chặn sự trẻ hóa của đột quỵ, việc trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh nguy hiểm này là vô cùng cần thiết.

Bài viết được cố vấn nội dung chuyên môn bởi BS. CKI. Lâm Thị Diểu, Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu.

Đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa
Đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa và gia tăng

Bộ Y tế cho biết, trong những năm trở lại đây, nước ta cũng như thế giới ghi nhận nhiều trường hợp mắc đột quỵ khi tuổi đời còn rất trẻ. Hội Đột quỵ thế giới ghi nhận mỗi năm có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó, hơn 16% số ca xảy ra ở người trẻ 15 - 49 tuổi.

Dù được cứu sống, nhưng 30 - 50% bệnh nhân đột quỵ không hồi phục lại khả năng hoạt động độc lập và 15 - 30% bị khiếm khuyết vận động vĩnh viễn.

Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm có khoảng 200.000 người đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đặc biệt, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng số ca đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới nhiều gấp 4 lần nữ.

Các dạng đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ ở người trẻ là trường hợp nhóm đối tượng dưới 45 tuổi bị đột quỵ, do xuất huyết não hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Có 2 dạng đột quỵ ở người trẻ, bao gồm:

• Đột quỵ do xuất huyết não: Chiếm khoảng 15% các trường hợp đột quỵ, xảy ra do thành động mạch xơ cứng và tạo ra vết nứt, vỡ, từ đó khiến máu bị chảy ra bên ngoài. Tình trạng đột quỵ do xuất huyết não đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

• Đột quỵ liên quan đến thiếu máu não cục bộ: Dạng đột quỵ này phổ biến hơn, chiếm 85% các trường hợp đột quỵ. Nguyên nhân là do cục máu đông cản trở hoặc làm tắc nghẽn dòng máu di chuyển lên não để nuôi dưỡng các tế bào não.

Ngoài ra, còn có trường hợp đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua hay còn gọi là T.I.A là tình trạng động mạch não bị tắc nghẽn nhưng sau đó tự lưu thông (diễn tiến trong vòng 1 giờ).

Các yếu tố làm đột quỵ gia tăng và trẻ

Tăng huyết áp.

• Đái tháo đường.

• Rối loạn mỡ máu.

• Béo phì.

• Hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.

• Stress nặng, thức khuya.

• Ít vận động thể lực, lói sống không lành mạnh, chế độ ăn uống nhiều béo, dầu mỡ…

Các biểu hiện đột quỵ thường gặp

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ

• Méo miệng, lệch miệng, thay đổi giọng nói, nói ngọng hoặc dính chữ, khó nói.

• Đau hoặc nhức đầu dữ dội. Cơn đau có thể không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nhiều trường hợp đột quỵ nhưng không có triệu chứng đau đầu.

• Bị yếu liệt một bên mặt, khuôn mặt mất cân đối giữa hai bên. Quan sát thấy một bên mặt bệnh nhân bị chảy xệ, khi cười sẽ méo mó.

• Khó cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Bệnh nhân không thể nâng hai tay qua đầu cùng lúc.

• Mất thị lực, mờ mắt, hoa mắt, nhìn không rõ… cũng là những triệu chứng đột quỵ ở người trẻ thường gặp.

Cần lưu lý những dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ

Khoảng 12% bệnh nhân có “đột quỵ cảnh báo”, tức cơn thiếu máu não thoáng qua (T.I.A) hoặc “đột quỵ nhỏ” trong vòng 90 ngày trước khi diễn ra cơn đột quỵ. T.I.A có thể gây ra các triệu chứng như đau nửa đầu dữ dội và một số biểu hiện đột quỵ khác như:

• Co cứng chi, liệt tay, chân hoặc có thể liệt nửa người, liệt cả hai tay và hai chân.

• Suy giảm khả năng vận động, không thể đi lại như bình thường.

• Rối loạn ngôn ngữ vĩnh viễn.

• Gặp khó khăn khi nuốt, khó nhai, thức ăn bị trào ngược lên khi nuốt hoặc mắc nghẹn trong cổ họng.

• Phù não, ảnh hưởng đến dòng chảy của oxy và máu lên não.

• Viêm phổi gây khó thở, ho có đờm, ớn lạnh, sốt…

• Nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, đau rát khi đi tiểu.

• Động kinh, co giật.

• Huyết khối tĩnh mạch sâu.

• Trầm cảm, lo lắng quá mức, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, cảm thấy bản thân vô dụng và là gánh nặng của gia đình, xã hội.

Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

Để phòng ngừa đột quỵ ở cả người trẻ và các nhóm tuổi khác, mỗi người nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Chúng ta nên giữ thói quen khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, mỡ trong máu, đái tháo đường… Khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay để chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu tiếp nhận khám và điều trị bệnh tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, đái tháo đường… và nhiều bệnh lý mãn tính khác. Chúng tôi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm với chiến lược điều trị cá thể hóa phù hợp cho từng bệnh nhân. Để mang lại chất lượng điều trị và dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, chúng tôi đã đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại như hệ thống máy siêu âm, máy nội soi tai mũi họng, hệ thống X-quang... để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bệnh lý ở nhiều độ tuổi.

Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu tiếp nhận khám và điều trị các bệnh lý mãn tính thường gặp
Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu tiếp nhận khám và điều trị các bệnh lý mãn tính thường gặp

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 để được hỗ trợ thông tin.

Wildcard SSL