VIÊM TAI Ứ DỊCH Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

         BS CKI Lê Văn Thi

Viêm tai ứ dịch (VTUD) là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến ở trẻ em từ 2-5 tuổi, trong đó hay gặp nhất là trẻ 2 tuổi. Đây là căn bệnh dễ mắc phải nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đến nơi có thể sẽ ảnh hưởng đến thính lực, biến chứng gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng.

Viêm tai ứ dịch là gì?
Viêm tai ứ dịch là tình trạng niêm mạc tai giữa bị viêm kèm theo sự xuất hiện của dịch tiết trong hòm tai, dịch bị ứ phía sau một màng tai không thủng. Dịch tai giữa là dịch mủ, thanh dịch, có thể là dịch nhầy hoặc là keo.

Nguyên nhân gây ra VTUD:
- Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi xoang, viêm V.A mạn tính...)
- Viêm amidan
- Chấn thương áp lực dẫn đến tình trạng phù nề, sung huyết, giảm hoạt động lông chuyển, dị sản niêm mạc vòi nhĩ hình thành tổ chức hạt.
- Dị tật bẩm sinh: hở hàm ếch, hội chứng Down,…

Bình thường
Tai giữa bình thường

 

Bị viêm
Tai giữa bị viêm

Triệu trứng lâm sàng
- Nghe kém là triệu chứng phổ biến nhất (có thể tăng dần theo thời gian và mức độ bệnh). Trẻ kém tập trung và hay lơ đễnh,…
- Cảm giác đầy tai (ít gặp chỉ thấy ở người lớn).
- Chảy mũi, ngạt mũi,…
- Đau tai.
- Ù tai (khó nhận biết ở trẻ)
- Trẻ thường hay lắc đầu và quấy khóc.
- Nội soi tai: màng nhĩ lõm hoặc hơi phồng, ứ nước, có khí, màu sắc màng nhĩ có thể màu vàng hoặc màu xanh, màng nhĩ kém di động …

Phương pháp chẩn đoán VTUD
- Khám soi tai quan sát sự di động màng nhĩ.
- Nội soi tai quan sát hình ảnh màng nhĩ. Kết hợp nội soi mũi họng phát hiện được các bệnh lý đi kèm có thể gây tắc vòi: viêm V.A, viêm mũi xoang, khối u vùng vòm, khe hở vòm miệng...
Nội soi đang phương pháp vượt tội để chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý về tai, mũi, họng, mức độ viêm tai giữa và mức độ tổn thương của tai.

Biến chứng VTG
VTG nếu không được điều trị tốt sẽ có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.
- Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn
ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ...) làm giảm sút nghiêm trọng chất
lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.

* Một số di chứng như:
- Để lại một lỗ thủng vĩnh viễn trên màng nhĩ,
- VTG nung mủ mãn, xơ nhĩ,
- VTG dính, hoại tử chuỗi xương con, các túi lõm trên màng nhĩ...
- Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng: VTG cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII).

Điều trị:
*Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.
Giai đoạn đầu, khi màng nhĩ chưa thủng:
- Thường phải dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm sung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng.
- Nếu màng nhĩ viêm đỏ, phồng có ứ mủ phải rạch bỏ mủ.
Giai đoạn muộn, màng nhĩ đã thủng: ngoài các thuốc điều trị toàn thân. Cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng và được theo dõi kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh VTG vẫn có thể chủ động phòng ngừa và hạn chế khi phụ huynh làm các điều sau cho trẻ:
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng cho trẻ nhỏ..
- Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị viêm đường hô hấp trên kéo dài. Vệ sinh mũi họng và làm thông thoáng mũi khi trẻ bị những đợt viêm mũi họng cấp.
- Trẻ hay bị viêm mũi, thò lò mũi, V.A... cần phải được điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh VTG.
- Nếu trẻ bị VA hay amiđan phì đại gây tắc nghẽn đường hô hấp gây viêm nhiễm tái phát nhiều lần nên nạo VA và cắt amiđan. Khám tai mũi họng định kỳ cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên để phát hiện và điều trị sớm viêm tai thanh dịch
- Khi có nghi ngờ trẻ bị VTG, cần đưa đi khám thầy thuốc chuyên khoa tai
mũi họng có kinh nghiệm ngay.
- Tuyệt đối không được tự điều trị. VTG là một bệnh dễ tái phát, vì thế trẻ cần được theo dõi thường xuyên ở các cơ sở tai mũi họng

Wildcard SSL