Viêm loét đại tràng xuất huyết có nguy hiểm không?

Viêm loét đại tràng xuất huyết là bệnh tiêu hóa mãn tính thường gặp ở người trẻ. Do bệnh thường có biểu hiện giống như những bệnh lý tiêu hóa thông thường khác nên bệnh nhân thường chủ quan không điều trị sớm. Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức về bệnh lý này để có thể chủ động phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bài viết được cố vấn nội dung bởi BS. Phan Nguyễn Bảo Huy, Trung tâm nội soi - Phẫu thuật nội soi tiêu hóa Phương Châu

Viêm loét đại tràng xuất huyết có nguy hiểm không?
Viêm loét đại tràng xuất huyết có nguy hiểm không?

1. Viêm loét đại tràng xuất huyết là gì?

Viêm loét đại tràng xuất huyết (VLĐTXH) là một bệnh viêm ruột qua trung gian miễn dịch . Khi đó, hệ thống miễn dịch ta bị kích hoạt một cách không phù hợp và tự tấn công mình. VLĐTXH thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường phổ biến ở người trẻ. Bệnh có thể xảy ra nam và nữ, độ tuổi 15-30 tuổi hoặc 60-70 tuổi. [1]

2. Nguyên nhân thực sự gây viêm loét đại tràng xuất huyết là gì?

Nguyên nhân chính xác của VLĐTXH vẫn chưa được biết rõ nhưng có liên quan đến đáp ứng miễn dịch.

Có một số ý kiến cho rằng bệnh là do sự kết hợp phức tạp của gen (di truyền) và các yếu tố môi trường. Một lý thuyết khác là lớp biểu mô trong cùng của thành ruột bị tổn thương. Các lợi khuẩn ở đường ruột vượt qua và tương tác trực tiếp với các tế bào miễn dịch. Các phản ứng viêm không kiểm soát xảy ra dẫn đến phá hủy thành ruột và gây xuất huyết.

Ban đầu, các tổn thương chỉ khu trú ở một vùng. Theo thời gian và mức độ bệnh, tổn thương lan rộng và sâu hơn trên toàn bộ đại tràng. Phản ứng viêm bất thường này cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như khớp, da, mắt, xương... làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Căng thẳng quá mức có thể khiến VLĐTXH thêm trầm trọng

VLĐTXH là một một bệnh mãn tính. Bệnh nhân VLĐTXH sẽ trải qua các thời kỳ thuyên giảm không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, quá trình viêm trong đường ruột và những nơi khác vẫn có thể xảy ra nên cần phải điều trị liên tục. Đặc biệt là các đợt bệnh tái phát hoặc bùng phát cần phải quản lý và điều trị tích cực.

Nguy cơ tái phát hoặc bùng phát cao hơn đáng kể ở bệnh nhân không dùng thuốc hoặc tự ý ngưng thuốc. Ngoài ra, sự căng thẳng quá mức về thể chất trên và tâm lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch và làm bệnh thêm trầm trọng. Chế độ ăn uống không hợp lý, thói quen dùng rượu bia cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

3. Biểu hiện của viêm loét đại tràng xuất huyết có thể khác nhau theo từng thể bệnh

Ruột được tạo thành từ nhiều lớp. VLĐTXH thường chỉ ảnh hưởng đến các lớp bề mặt của đại tràng và trực tràng. Đặc trưng của VLĐTXH là viêm (đỏ) và loét (vết loét nhỏ hở) chủ yếu của lớp lót bên trong trực tràng và đại tràng.

Các triệu chứng phổ biến ở mỗi người là khác nhau và sẽ dao động từ nhẹ đến nặng:

+ Tiêu chảy thường xuyên, phân thường chứa máu, chất nhầy và mủ.

+ Cảm giác cấp bách phải đi tiêu.

+ Khó chịu ở bụng, quặn thắt và cơn đau thường không liên tục với nhu động ruột.

+ Mệt mỏi.

+ Ăn mất ngon.

+Sụt cân (ở những người mắc bệnh nặng hơn).

Các triệu chứng ngoài ống tiêu hóa có thể gặp:

+ Mắt đỏ ngứa.

+ Lở loét trong miệng.

+ Các khớp bị sưng và đau.

+ Các vết sưng hoặc tổn thương trên da (ban đỏ và viêm da mủ hoại thư).

+ Loãng xương.

+ Sỏi thận.

+ Viêm trong ống mật và gan.

4. Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng xuất huyết như thế nào?

Xét nghiệm phân

Để loại trừ nhiễm trùng: lấy mẫu phân bình thường. Đặc biệt là nếu bạn đã đi du lịch gần đây hoặc tiếp xúc với những người khác bị nhiễm trùng.

Để đo mức độ viêm: mẫu phân được kiểm tra protein (calprotectin) giải phóng trong quá trình viêm. Kiểm tra giúp xác định những người có triệu chứng đường ruột có thể bị VLĐTXH và nên kết hợp với nội soi đại tràng.

Xét nghiệm máu

+ Kiểm tra thiếu máu do chảy máu trong ruột hoặc hấp thu chất sắt kém.

+ Đo mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm: chỉ số CRP hoặc ESR có thể tăng cao.

+ Phát hiện thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất.

+ Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh: albumin thấp (protein) là dấu hiệu viêm đang tiến triển.

Nội soi đại tràng

+ Kiểm tra ruột để đánh giá mức độ và vị trí của tình trạng viêm.

+ Lấy sinh thiết mô nhằm tìm kiếm những thay đổi siêu nhỏ nhìn thấy trong thành ruột ở đại tràng.

Hình ảnh đại tràng bình thường (trái) và viêm loét đại tràng xuất huyết (phải)
Hình ảnh đại tràng bình thường (trái) và viêm loét đại tràng xuất huyết (phải)

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp MRI, chụp CT scan và siêu âm giúp xác định phạm vi và mức độ nghiêm trọng của bệnh qua việc đánh giá sự thay đổi cấu trúc và chức năng của ruột.

5. VLĐTXH có thể gây biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời

Biến chứng của VLĐTXH có thể xảy ra tại ruột hoặc bên ngoài hệ tiêu hóa. Một số biến chứng nghiêm trọng cần phải điều trị nội khoa và đôi khi phải phẫu thuật. Vì thế, VLĐTXH cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Biến chứng nghiêm trọng ở đường tiêu hóa:

+ Chảy máu nhiều do loét sâu.

+ Phình đại tràng nhiễm độc có thể dẫn đến việc phải phẫu thuật cắt bỏ ruột.

+ Tăng nguy cơ cung thư đại trực tràng theo thời gian mức độ ảnh hưởng của bệnh.

Biến chứng bên ngoài đường tiêu hóa:

+ Viêm khớp sưng và đau khớp.

+ Viêm da.

+ Viêm kết mạc: mắt đỏ, đau và ngứa.

+ Loãng xương, thiểu xương.

+ Bệnh gan: đặc biệt là viêm đường mật xơ cứng nguyên phát).

+ Sỏi thận.

+ Tăng đông máu: Cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch.

6. Điều trị VLĐTXH như thế nào?

Viêm loét đại tràng xuất huyết hiện tại chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn. Mục đích của điều trị là bình thường hóa hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Dùng thuốc có thể giúp ruột tự chữa lành, cải thiện triệu chứng và giúp bệnh thuyên giảm.

Dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thức ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa của bạn. Nên ăn các thức ăn mềm dễ tiêu và hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn sống, nhiều gia vị.

Điều trị nội khoa

Bệnh nhân VLĐTXH cần tuân thủ phác đồ điều trị và lời khuyên từ bác sĩ. Một số thuốc điều trị VLĐTXH tuỳ theo mức độ của bệnh và tình trạng của bệnh Corticoid, Sulfasalazin và dẫn chất, Azathioprin, Cyclosporin.

Điều trị ngoại khoa

Trong những trường hợp bệnh tiến triển hoặc biến chứng nặng, bệnh nhân sẽ được can thiệp phẫu thuật theo chỉ định.

Khi bạn có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, tiêu chảy kéo dài, mệt mỏi, tiêu phân máu,… thì nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để được khám chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trung tâm Nội soi - Phẫu thuật nội soi tiêu hóa Phương Châu tiếp là địa chỉ tin cậy nhận khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng xuất huyết, viêm loét dạ dày, tá tràng, điều trị ung thư sớm, hội chứng ruột kích thích… Trung tâm có sự kết hợp giữa chuyên khoa Nội - Ngoại – Nội soi tiêu hóa cùng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo bài bản về chuyên môn, hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp tầm soát và điều trị hiệu quả các bệnh lý ở đường tiêu hóa.

Đội ngũ bác sĩ Trung tâm nội soi - Phẫu thuật nội soi tiêu hóa Phương Châu

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 (nhấn phím 1) để được hỗ trợ thông tin.

Wildcard SSL