VÌ SAO CẦN “TẮM KHÔ” CHO TRẺ NHỮNG NGÀY ĐẦU SAU SINH

Chuyên mục chăm sóc mẹ và bé an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế - Nhật Bản tại Phương Châu

Chúng ta vẫn biết, ở đất nước Nhật Bản, những kỹ thuật hay phương pháp chăm sóc đúng cách, bảo vệ trẻ sơ sinh và người mẹ sau một một cách tối ưu nhất luôn được các nhà Sản khoa quan tâm một cách tỉ mỉ.

Còn với Phương Châu, việc liên tục lĩnh hội tinh hoa và tiến bộ thế giới cũng rất được chú trọng và cập nhật thường xuyên. Việc tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật mới trong chăm sóc mẹ và bé từ đối tác Tập Đoàn Y Tế Kishokai, Nhật Bản được chúng tôi nâng cao và hoàn thiện mỗi ngày.

Không chỉ là an toàn, mà hơn hết còn là những thấu hiểu về đặc trưng sinh lý của trẻ sơ sinh ở từng thời điểm để có thể chăm sóc cho các con được thoải mái và tối ưu nhất. Quan tâm tới cảm nhận của trẻ sơ sinh tưởng chừng là việc không quan trọng. Nhưng với chúng tôi và các gia đình, để con luôn trong thể trạng tốt nhất mới là điều xứng đáng để nỗ lực không ngừng.

Chắc hẳn với các gia đình, sẽ có những thắc mắc sao thấy con mình lúc thì chỉ được các cô dùng khăn nhúng nước ấm lau mình, lúc thì được tắm táp trong bồn nước ấm, sạch kết hợp massage nhẹ nhàng sảng khoái cho con!?

Để giải đáp thắc mắc này thì nó có liên quan tới câu chuyện giảm “ sụt cân sinh lý” hay “tình trạng hạ thân nhiệt” ở trẻ sơ sinh những ngày đầu đời cần được ba mẹ và các gia đình hiểu rõ.

Có nhiều nghiên cứu tại Nhật cho thấy phương pháp làm sạch cho con đúng cách vào những ngày đầu đời vẫn đảm bảo nhu cầu vệ sinh cần thiết cho trẻ mà còn cải thiện nhiều vấn đề liên quan như: dự phòng được chứng hạ thân nhiệt ở trẻ, làm giảm tình trạng mất năng lượng do tắm trong bồn nước.

Vì vậy, phương pháp tắm khô vừa an toàn cho trẻ, vừa giảm sụt cân sau sinh, đặc biệt là trong mùa lạnh đang được áp dụng tại các bệnh viện thuộc Tập Đoàn Y Tế Phương Châu.

Mỗi sáng chào ngày mới, chiếc nôi Phương Châu luôn nhộn nhịp chào đón các cậu ấm cô chiêu đáng yêu để tắm táp. Tuy vậy thì không phải em nào cũng được áp dụng những phương pháp và kỹ thuật tắm giống nhau.

Bởi với các con sau sinh 1 ngày được áp dụng phương pháp tắm khô đến ngày thứ 3 - 4 tùy theo sinh thường hay sinh mổ. Tại Nhật Bản, tắm khô được áp dụng đến ngày thứ 5 - 6 sau sinh. Đối với các bé thiếu tháng, nhẹ cân, có bệnh lý càng nên được áp dụng phương pháp tắm này và kéo dài thời gian áp dụng hơn.

Còn các “anh, chị” cứng cáp hơn từ ngày thứ 3 - 4 sau sinh trở đi sẽ được tắm bình thường với nước sạch, ấm và các thao tác massage “phê pha” để bắt đầu một ngày bú ngủ “bận rộn” của mình.

Cùng tìm hiểu phương pháp này qua công việc hàng ngày của cô nữ hộ sinh nhà Châu nhé!

* PHƯƠNG PHÁP TẮM KHÔ NHƯ THẾ NÀO?

Phương pháp tắm khô là phương pháp nếu có thể được thì không cố gắng lau sạch bả nhờn em bé, mà chỉ cần nhúng khăn vào nước ấm, vắt ráo, lau sạch những chất dính sau khi sanh như dịch máu, nước ối hay phân của em bé. Thay vào việc tắm bé trong bồn nước sau sanh thì lau khô có những lợi điểm như: có thể dự phòng được chứng hạ thân nhiệt ở bé, làm giảm sự kích thích tới làn da do làm sạch bả nhờn, giảm sụt cân sinh lý…

Phương pháp tắm khô với những lợi ích như:

- Bảo vệ làn da em bé sau sinh

- Giúp cho bé thích nghi môi trường bên ngoài một cách tự nhiên…

Vậy vai trò bả nhờn thai nhi có các chức năng và tác dụng như thế nào với trẻ?

- Chức năng giữ nước

- Chức năng hàng rào bảo vệ chống nhiễm khuẩn

- Tác dụng chống ôxy hoá

- Chức năng giữ ẩm

- Chức năng vệ sinh và nhiễm khuẩn

- Chức năng phục hồi vết thương

Do vậy mà chúng ta cần chú trọng nhiều hơn đến việc làm giảm sự kích thích tới làn da của con trẻ do quá trình tắm táp, làm sạch bả nhờn.

* CÁC BƯỚC CỦA PHƯƠNG PHÁP TẮM KHÔ NÀY GỒM CÓ:

Bước 1: Giải thích và chuẩn bị những dụng cụ cần thiết gồm:

1. Khăn tắm (2 cái)

2. Đồ thay - đồ áo

3. Tã giấy/tã vải

4. Thau/Bồn tắm

5. Gòn

6. Gạc 6*8 cm

7. Găng tay sạch (nếu cần)

8. Khăn sữa

Bước 2: Chuẩn bị thay đồ và quan sát bé:

1. Sau khi quan sát toàn thân đối với bé,  xác nhận những vị trí đã bị dơ (dịch huyết, nước ối bị dính vào sau khi sanh, vết bẩn do lúc đi vệ sinh hay bú mớm) sau đó chuẩn bị cách làm sạch ứng với những vị trí đó.

2. Chuẩn bị để có thể thay tả, đồ mới trải sẳn.

Bước 3: Tiến hành kỹ thuật tắm khô:

1. Cho bé nằm vào nơi an toàn, trải khăn tắm lên. Người chăm sóc cần rửa tay sạch.

2. Vừa tránh những chỗ phô ra không cần thiết thì dùng khăn tắm đắp và cởi bỏ đồ em bé ra.

3. Vắt nhẹ khăn sữa đã được làm ấm bằng nước ấm trong thau/bồn tắm: dùng gòn nhúng nước sạch, vắt ráo lau mắt trẻ, rửa mặt, lau đầu, sau đó lau nhẹ nơi bị bẩn ở cổ, nách, bụng, lưng, 2 bên bẹn, đùi, mông và chân bé, tiếp theo là vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé.

LƯU Ý: mỗi lần qua bộ phận khác của bé nhớ làm sạch lại khăn bằng nước ấm, vắt ráo lau tiếp cho bé, có thể sử dụng khăn riêng cho việc lau mặt, đầu và thay nước khi thấy nước bẩn.

4. Dùng khăn tắm thấm cho khô lại cho bé

5. Thay tã, thay đồ mới cho bé (lưu ý tã bé mặc dưới rốn)

6. Nữ hộ sinh thay găng, rửa tay sạch dùng gạc lau khô lại rốn (sau 24 giờ có thể mở kẹp rốn cho bé để bé thấy thoải mái)

* NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRÁNH KHI TẮM CHO BÉ:

- Khi bé đói

- Hoặc khi bé bú quá no

- Nhiệt độ cơ thể bé thấp

- Tình trạng em bé không ổn định

Với những hướng dẫn và chia sẻ vừa rồi, ba mẹ và gia đình đã hiểu hơn về phương pháp này hoặc có thể áp dụng theo cho bé trong ít nhất 3 ngày đầu đời sau sinh

Chúc các gia đình trải nghiệm hành trình chăm sóc bé yêu thật nhiều ý nghĩa và hạnh phúc. Phương Châu luôn sẵn sàng đồng hành chăm sóc chu đáo, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế-Nhật Bản cho mẹ và bé, làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của mình.

Wildcard SSL