TƯ VẤN THAI KỲ KHỎE MẠNH CÙNG PHƯƠNG CHÂU

Thai kỳ khỏe mạnh là niềm mong ước của tất cả bà bầu. Muốn làm được điều này, ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học, bạn cần phải chú ý thêm nhiều yếu tố khác nhau. Trong suốt thời gian mang thai, sức khỏe của mẹ luôn song hành với sức khỏe của bé.

Tại Phương Châu, ngoài việc nhắc nhớ các chị tuân thủ lịch khám thai định kỳ, chúng tôi luôn nỗ lực đồng hành cùng các chị trong suốt 280 ngày với chiếc bụng bầu to. Sự đồng hành ấy xuất phát bởi sự quan tâm, săn sóc kể cả điều nhỏ bé nhất đến từ các chị điều dưỡng, nữ hộ sinh và các bạn chăm sóc khách hàng dễ mến.

Một sinh linh cư ngụ trong lòng của một người phụ nữ, trước khi chào đời thì cần gần 10 tháng để có thể tăng trưởng và phát triển. Thai nhi phát triển trong lòng của một thai phụ, cơ thể của người mẹ cũng sinh ra những biến đổi.

Tháng đầu tiên: Lúc này, có rất ít dấu hiệu khác lạ xảy ra với mẹ. Phải đến tuần thứ 4, thứ 5 nhiều mẹ mới nhận ra sự hiện diện của một sinh linh bé bỏng đang nằm trong bụng mình.

Tháng thứ 2: Phôi thai lúc này đã là một khối lớn các tế bào, một hình dạng khác biệt đã từ từ được hình thành. Bé cưng trong bụng chỉ dài khoảng 1,5cm bằng một quả nho và các cơ quan như mí mắt, đôi tai, tay, chân… cũng đã bắt đầu hình thành và dài ra.

Tháng thứ 3: Ở tuần 10, hầu như tất cả các cơ quan nội tạng của bé đã hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động một cách nhịp nhàng. Não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh, khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi một phút. Khuôn mặt bé cũng sẽ hoàn thiện ở tuần 11 và 12. Bé cưng ở tuần 12 thai kỳ dài khoảng 5 cm và bắt đầu biết cử động.

Tháng thứ 4: Thai nhi lúc này dài khoảng 11 đến 11,5 cm và nặng gần 100 gram. Mắt bé đã có thể chớp, tim cùng với các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã có vân.

Tháng thứ 5: Trái tim của bé hoàn thiện dần và có nhịp đập nhanh hơn. Tai của bé cũng thính hơn và bắt đầu biết cảm thụ âm nhạc. Thai nhi lúc này nặng gần 300gr và dài hơn 15cm.

Tháng thứ 6: Thai nhi giờ đây đã nặng hơn 600gram và phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bạn có thể cảm nhận được khi bé nấc.

Tháng thứ 7: Bé đã khoảng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Vào tuần thai thứ 28, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra nên mẹ bầu cần cực kỳ cẩn thận với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình.

Tháng thứ 8: Bé 32 tuần thai đã nặng gần 2 kg. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy “sữa non”.

Tháng thứ 9: Trung bình, một em bé ở giai đoạn này “cao” khoảng 47 cm và nặng gần 2,7 ký. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu. Khi đã qua 37 tuần, bé đã có thể sẵn sàng chào đời và sống độc lập với cơ thể mẹ.

Khám thai định kỳ là một điều cần thiết để cùng với thai phụ giải quyết các vấn để xảy ra trong thai kỳ giúp cho họ có một quá trình mang thai thoải mái. Nền tảng của việc khám thai là phát hiện sớm ra những bất thường nơi mẹ và bé, giúp cho mẹ an toàn và bé sanh ra được khoẻ mạnh.

Bên cạnh khám thai định kỳ, thì các thai phụ được chia sẻ với ĐD/NHS, CSKH những khó khăn, trở ngại, những rắc rối trong thời kỳ mang thai vào 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối giúp thai phụ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Ở từng giai đoạn thai phụ sẽ được chia sẻ:

1. Giai đoạn 1: 7 đến < 14 tuần

- Thai phụ sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu

- Thai phụ chia sẻ những rắc rối nhỏ trong giai đoạn đầu thai kỳ và cách giải quyết để giúp thai phụ khỏe mạnh và an toàn

-  thai phụ cầu tầm soát sức khỏe để chuẩn bị tốt cho sự phát triển của bé

- Những xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh cho bé

- Các dấu hiệu bất thường nào cần đến khám ngay

- Chương trình ưu đãi dành cho mẹ bầu khi khám thai tại Phương Châu

- Hôm nay mẹ bầu có sẵn sàng để tìm hiểu các nội dung trên không

2. Giai đoạn 2: Từ 14 tuần đến < 28 tuần

- Thai phụ sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nghỉ ngơi cho mẹ bầu 3 tháng giữa

- Vai trò của việc bổ sung sắt và canxi

- Siêu âm 4D khảo sát hình thái học và đo chiều dài kênh cổ tử cung có ý nghĩa như thế nào

- Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần tiêm ngừa những loại vaccine gì, trong giai đoạn nào là tốt nhất

- Mẹ bầu cần chuẩn bị gì trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ

3. Giai đoạn 3: Từ 28 tuần đến 40 tuần

- Hướng dẫn mẹ bầu theo dõi cử động của bé yêu tại nhà

- Xét nghiệm GBS tầm soát viêm nhiễm trước sanh

- Dấu hiệu chuyển dạ sanh

- Chi phí ước tính cho một cuộc sanh thường/sanh mổ tại Phương Châu, chế độ thanh bảo hiểm như thế nào

- Những mong muốn của mẹ bầu (tạm ứng sanh, được người thân đồng hành vượt cạn, sanh thường/mổ, …)

- Các dấu hiệu bất thường nào cần đến khám ngay

Các mẹ bầu ơi, các chị không đơn độc trên hành trình mang thai, bên cạnh gia đình thì Phương Châu cũng là một người bạn đồng hành thân thuộc. Những khó khăn, thắc mắc hay trở ngại trong các giai đoạn của thai kỳ sẽ được nhân viên y tế Phương Châu sẵn lòng lắng nghe, giải đáp và hỗ trợ. Phương Châu luôn mong mỏi làm sao mang lại một hành trình mang thai thật khỏe mạnh, an toàn và thoải mái cho các chị và rồi bé có thể chào đời thật tròn vẹn và bình an.

- Trong giai đoạn 3 tháng giữa mẹ bầu cần lưu ý

- Mục đích của xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ 

- Lợi ích của việc lưu trữ tế bào gốc

Tổng đài 1900 54 54 66 sẵn sàng hỗ trợ gia đình các thông tin chi tiết.

Wildcard SSL