TÌM HIỂU VỀ VIRUS HPV VÀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (Phần 2)

BS. Chung Thị Ngọc Liên, BVQT Phương Châu

 

Xem thêm: Tìm hiểu về HPV và ung thử cổ tử cung (Phần 1)

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung (CTC) của phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng được tạo thành từ các tế bào. Các tế bào khỏe mạnh phát triển, phân chia và được thay thế khi cần thiết. 

Ung thư CTC xảy ra khi các tế bào trở nên bất thường phân chia nhanh hơn. Chúng có thể phát triển vào các lớp tế bào sâu hơn hoặc lây lan sang các cơ quan khác. Các tế bào ung thư cuối cùng tạo thành một khối mô được gọi là khối u.

Thống kê cho thấy, ung thư CTC chiếm khoảng 10 % tổng số ung thư ở phụ nữ nói chung. Hàng năm tại Việt Nam tỷ lệ mắc mới ung thư CTC là 11,5/100000 phụ nữ.

 

2. Thời gian phát triển của ung thư cổ tử cung bao lâu?

Phải mất vài năm để ung thư cổ tử cung phát triển. Trong thời gian này, các tế bào trên hoặc xung quanh cổ tử cung trở nên bất thường. Những thay đổi tế bào ban đầu xảy ra trước khi xuất hiện ung thư được gọi là loạn sản hoặc tân sinh nội biểu mô cổ tử cung.

3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào tiền sử tình dục, hệ miễn dịch, sức khỏe và lối sống. Trong đó, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của là nhiễm HPV.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm HPV:

- Có nhiều bạn tình

- Có bạn tình nam có nhiều bạn tình

- Quan hên tình dục lần đầu tiên khi dưới 18 tuổi

Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

- Tiền sử cá nhân về chứng loạn sản CTC, âm đạo hoặc âm hộ

- Tiền sử gia đình bị ung thư CTC

- Hút thuốc lá

- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), như nhiễm chlamydia

- Người bị suy giảm hệ miễn dịch

- Có mẹ đã dùng thuốc diethylstilbestrol (DES) khi mang thai

4. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư CTC phần lớn có thể phòng ngừa được bằng cách tầm soát thường xuyên. Khoảng một nửa số trường hợp xảy ra ở những phụ nữ chưa từng khám sàng lọc.

Các xét nghiệm kiểm tra ung thư CTC bao gồm:  hoặc cả hai (bộ hai xét nghiệm này gọi chung là Co-testing).

- Xét nghiệm Pap kiểm tra những thay đổi tế bào bất thường của CTC

- Xét nghiệm HPV có thể phát hiện nhiều loại HPV nguy cơ cao ngay cả trước khi có những thay đổi rõ ràng đối với các tế bào CTC

- Xét nghiệm Co- testing: kết hợp xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV

Ngoài ra còn có các cận lâm sàng:

- Soi CTC bằng ống kính phóng đại: độ phóng đại lớn giúp bác sĩ có thể quan sát CTC được tốt hơn

- Sinh thiết: kiểm tra xem mẫu tế bào CTC có gây nên ung thư.

5. Bạn nên làm lại xét nghiệm Pap smear sau bao lâu?

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi nên lặp lại xét nghiệm Pap mỗi 3 năm một lần. Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, thời gian lặp lại xét nghiệm Pap tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV:

- Trường hợp HPV âm tính (không bị nhiễm HPV): Bạn nên ưu tiên thực hiện Co-testing mỗi 5 năm một lần, hoặc tiếp tục làm Pap smear 3 năm/lần.

- Trường hợp HPV dương tính (có nhiễm HPV): Bệnh nhân cần thực hiện Co-testing trong 12 tháng tiếp theo.

Nếu nhận thấy một số yếu tố nguy cơ nhất định, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm xét nghiệm Pap với tần suất nhiều hơn, bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu. Như vậy, vấn đề “làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại” tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ và sự cân nhắc của người phụ nữ đối với những yếu tố nguy cơ của bản thân.

Tổng đài 1900 54 54 66 sẵn sàng hỗ trợ những thông tin cần thiết

Wildcard SSL