BS. CKII. Nguyễn Duy Linh

 

Bệnh tiểu không kiểm soát do áp lực là gì?

Tiểu không kiểm soát là tình trạng ra nước tiểu không tự chủ. Tiểu không kiểm soát áp lực xảy ra khi ho, hắt hơi, chạy hay nâng vật nặng tạo một áp lực lên bàng quang…. Tiểu không kiểm soát áp lực thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

 

Đối tượng dể mắc bệnh tiểu không kiểm soát do áp lực?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát áp lực bao gồm:

- Vấn đề sinh nở: Phụ nữ sinh nhiều lần, sinh bằng dụng cụ…

- Tuổi: phụ nữ lớn tuổi.

- Cân nặng: phụ nữ béo phì hay thừa cân.

- Phẫu thuật vùng chậu trước đây: đã từngphẫu thuật cắt tử cung trước đây.

- Ho mãn tính.

- Hút thuốc lá…

 

Tác hại của bệnh lý tiểu không kiểm soát do áp lực như thế nào?

Bệnh tiểu không kiểm soát áp lực gây ra khá nhiều những khó khăn, bất tiện cho cuốc sống của người bệnh:

- Nỗi đau về tâm lý cá nhân: bệnh nhân bị tiểu không kiễm soát do áp lực thường có cảm giác xấu hổ và lo âu, mất tự tin dẫn đến xáo trộn về công việc, các hoạt động xã hội, các mối quan hệ.

- Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, bệnh nhân cảm thấy xấu hổ vì phải cần miếng lót mỗi ngày.

- Nổi mẩn hay kích thích da: do thường xuyên bị són tiểu và phải mang tả lót nên bệnh nhân dễ bị viêm da, kích thích, đau vùng bẹn và cơ quan sinh dục...

 

Điều trị như thế nào?

Tùy theo mức độ tiểu và loại tiểu không kiểm soát mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, như:

- Thay đổi lối sống: thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, tập thói quen đi tiểu…

- Tập luyện cơ sàn chậu (Kegel exercise).

- Sử dụng vòng nâng điều trị són tiểu.

- Công nghệ Laser.

- Phẫu thuật đặt mãnh ghép dưới niệu đạo (đặt TOT),…

 

CÔNG NGHỆ LASER CO2 TRONG ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT

Máy chiếu các tia Laser với bước sóng phụ hợp vào vùng âm đạo ngay dưới niệu đạo để giúp làm tăng sinh sợi collagen và elastin, giúp săn chắc hệ thống nâng đỡ niệu đạo.

 

Thời gian thực hiện: Chu kỳ làm Laser gồm 3 lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tuần.

Ưu điểm:

- Thủ thuật xâm lấn tối thiểu, không chảy máu, đau nhẹ.

- Bệnh nhân vẫn tĩnh táo trong suốt thời gian thực hiện thủ thuật

- Ra về ngay trong ngày.

- Thời gian phục hồi sau thủ thuật nhanh, sinh hoạt trở lại bình thường ngay sau thủ thuật.

 

* Tài liệu tham khảo:

[1] Allert M. de Vries. Contemporary diagnostics and treatment options for female stress urinary incontinence. Asian Journal of Urology (2017) xx,1e8.

[2] Vasilios Pergialiotis. A systematic review on vaginal laser therapy for treating stressurinary incontinence: Do we have enough evidence? The International Urogynecological Association 2017.

 

Wildcard SSL