TÁO BÓN Ở BÀ BẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Táo bón thai kỳ là tình trạng đi tiêu ít hơn ba lần /tuần, hoặc khó đi với phân cứng. Tình trạng này không phải là bệnh mà là một triệu chứng thường xuất hiện ở bà bầu. Táo bón trong thai kỳ thường ít được quan tâm hoặc ngại nói ra. Tuy nhiên, nếu không kịp thời xử trí có thể khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu những kiến thức và lời khuyên để nhẹ nhàng vượt qua táo bón trong bài viết này nhé.

1. Những nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

- Hormone: trong quá trình mang thai, hormone progesterone tăng cao, làm giảm các cơn co thắt tử cung. Điều này vô tình làm giảm co thắt các cơ của ống tiêu hóa dẫn đền tình trạng táo bón.

- Chèn ép: Khi thai phát triển làm tử cung to lên, chèn ép vào các cơ quan trong ổ bụng. Đồng thời, thai cũng chèn ép lên các mạch máu vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Điểu này làm chậm nhu động ruột và giảm không gian của ống tiêu hóa.

- Nôn ói: trong lúc mang thai, rất nhiều thai phụ có triệu chứng thai nghén. Đó là một trong những nguyên nhân gây mất nước góp phần làm xuất hiện tình trạng táo bón.

- Ít vận động: Một số thai phụ có tâm lý ít vận động để bảo vệ thai. Việc này cũng làm cho nhu động ruột giảm.

- Bổ sung thuốc có chứa quá nhiều can-xi và sắt.

2. Táo bón ở thai phụ có nguy hiểm không?

Táo bón thông thường ít nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Táo bón có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh như trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng... Khi mẹ cố gắng rặn khi đi tiêu có thể là nguyên nhân gây nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Đồng thời, táo bón còn kèm theo các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn ói,… Tình trạng này làm giảm hấp thu và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

3. Phương pháp điều trị táo bón hiệu quả cho bà bầu

Lời khuyên giảm táo bón ở bà bầu

Đối với các mẹ bầu thì điều trị táo bón không dùng thuốc là phương pháp được khuyến khích. Mẹ bầu có thể tham khảo các lời khuyên hữu ích sau đây:

 - Uống đủ nước từ 2,5-3 lít/ngày. Uống đủ nước giúp làm mềm phân hỗ trợ đi đại tiện được tốt hơn.

- Bổ sung đầy đủ chất xơ (khoảng 25g) trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chất xơ có nhiều trong rau củ, trái cây, hạt, ngũ cốc…

- Thường xuyên vận động ở mức độ vừa phải làm kích thích nhu động ruột tránh tình trạng táo bón. Có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc tập những bài tập yoga dành cho bà bầu.

- Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ.

- Có thể bổ sung thêm men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa. Men vi sinh có thể giúp tái sinh vi khuẩn đường ruột với các chủng khỏe mạnh khích thích nhu động ruột bình thường. Men vi sinh có nhiều trong sữa chua, dưa cải bắp, kim chi...

- Giảm các thuốc chứa nhiều sắt và can-xi. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Sản khoa trước khi giảm dùng các thuốc này.

Nếu đã dùng các biện pháp trên mà tình trạng táo bón vẫn không cải thiện thì các mẹ bầu hãy đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhé. Phương Châu luôn mong muốn chia sẻ cùng các mẹ bầu để vơi đi những khó nhọc và những vấn đề khó chịu gặp phải khi mang thai. Khi đến khám thai tại Phương Châu, mẹ bầu sẽ được theo dõi toàn diện sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ, dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động... và những lời khuyên để cải thiện hoặc hạn chế những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe như táo bón, đau lưng, mất ngủ...

Thông tin liên hệ:

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU

Địa chỉ: 300 Nguyễn Văn Cừ nối dài, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

Tổng đài BVQT Phương Châu: 1900 545466 (nhấn phím 1)

Wildcard SSL