“TẮM ƯỚT” CHO BÉ KHÁC BIỆT THẾ NÀO VỚI “TẮM KHÔ”?

 Chuyên mục chăm sóc mẹ & bé an toàn theo tiêu chuẩn Quốc tế - Nhật Bản tại Phương Châu

 

Luôn quan tâm đến cảm nhận của trẻ sơ sinh cũng như tỉ mỉ trong từng khâu chăm sóc bé từ lâu đã là nét đặc trưng của Sản khoa Nhật Bản. Và tinh thần ấy cũng đã được chuyển giao trọn vẹn khi đến Phương Châu.

Thông qua quy trình vệ sinh trẻ sơ sinh, Phương Châu mong muốn mang đến những điều tốt nhất cho sức khỏe của con trong những ngày đầu chào đời với quy trình “tắm khô” và “tắm ướt” được tiếp nhận từ đối tác Tập Đoàn Y Tế Kishokai, Nhật Bản

 

Sau những chia sẻ về “tắm khô” trong bài viết trước (https://phuongchau.com/vi-sao-can-tam-kho-cho-tre-nhung-ngay-dau-sau-sinh-1478), hôm nay Phương Châu sẽ tiếp tục giới thiệu thêm đến các gia đình những kỹ thuật để Tắm bé không còn là một cuộc chiến.

Thời gian tắm ướt thường diễn ra vào ngày thứ 4 sau sinh trở đi khi con đã dần thích nghi với nước và cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn lo sợ rằng con sẽ bị cảm lạnh khi ngâm mình trong nước nên thường không mấy “mặn mà” trong việc tắm bé. Trên thực tế, tắm bé mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể bé:

- Giữ sạch làn da của bé, thúc đẩy sự trao đổi chất mới thường xuyên.

- Tăng sự tuần hoàn máu cho bé.

- Làm tăng ước muốn bú sữa của bé

- Tạo thói quen tắm cho bé.

- Tăng cường sự tiếp xúc da giữa mẹ và bé, thúc đẩy sự hình thành tình mẫu tử.

- Tạo thói quen đời sống sinh hoạt của bé được thuận lợi sau này

Bé sẽ được tắm ướt khi sức khỏe ổn định và không thực hiện trong một số trường hợp:

- Bé sốt (trên 37.50c)

- Nhiệt độ cơ thể thấp (dưới 36.50c)

- Bụng đói

- Mới bú no

- Tình trạng của em bé không ổn định

*Mời cả nhà cùng tắm ướt cho bé như thế này sau khi ra viện nhé:

Bước 1: Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết

1.    Bồn/thau tắm bé

2.    Khăn sữa, khăn lông mềm, khăn tắm, khăn quấn

3.    Sữa tắm

4.    Nhiệt kế đo nhiệt độ nước (nếu có)

5.   Pha nước: Đổ nước lạnh vào trước sau đó mới cho nước nóng vào sau

5.    Nón, Áo, quần, bao tay, bao chân (nếu cần)

6.    Tã giấy

8.    Gạc lau rốn

9.    Que gòn (nếu cần)

10. Dung dịch nước muối 0,9 % (nếu cần)

* Sắp xếp theo tuần tự: khăn tắm, áo, tã, quần

Tắm bé trong phòng kín tránh gió lùa, nhiệt độ phòng từ 28 oC đến 30oC

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRƯỚC KHI TẮM BÉ:

1. Trải khăn tắm, tã, áo cho bé trên bàn

2. Đo nhiệt độ nước bằng nhiệt kế (khoảng 370 C – 380 C), hoặc thử bằng khuỷu tay cảm giác âm ấm là được

3.  Vệ sinh tay

4. Cởi bỏ bao tay, bao chân, quần áo, tã (nếu có phân lau sạch). Quấn bé trong khăn lớn

BƯỚC 1: TẮM MẶT

1. Vệ sinh tay

2. Dùng khăn sữa nhúng nước ấm lau  mắt, từ góc trong ra ngoài

3. Dùng khăn thấm nước, vắt ráo lau trán, mặt, cằm và vành tai, sau tai của trẻ. Lau khô bằng khăn lông mềm.

BƯỚC 2: GỘI ĐẦU CHO BÉ

1. Bế trẻ trên tay sao cho bàn tay nâng đầu bé (ngón trỏ và ngón cái bịt 2 lỗ tai bé), cánh tay nâng mình bé, khuỷu tay kẹp lấy chân bé vào nách

2. Làm ướt tóc, thoa dầu gội và dùng lòng bàn tay xoa nhẹ da đầu bé (Không cố gắng lấy những chất bả trên thóp của trẻ)

3. Gội sạch dầu gội bằng nước ấm và lau khô đầu, lau lại vành tai, sau của trẻ

BƯỚC 3: TẮM MÌNH

1. Đặt bé lên bàn, cởi khăn quấn bé

2. Làm ướt tay, cho sữa tắm vào lòng bàn tay, thoa lên người bé

3. Đặt bé từ từ vào bồn tắm (chân – mông – lưng – ngực), nước ngập qua ngực bé.

4. Đầu bé tựa lên cánh tay người tắm, vòng tay ngang vai bé và giữ bé

5.  Dùng khăn tắm cổ, ngực, vai, hố nách, cánh tay, kẽ ngón tay và các nếp gấp cánh tay. Tắm tiếp bụng, chân, kẽ ngón chân và các nếp của chân.

6. Sau đó tắm kỹ bộ phận sinh dục

7. Dùng khăn tắm phần sau gáy, lưng mông và 2 chân (chú ý kẽ mông)

8. Đặt bé lên bàn đã trải sẵn khăn lau, vỗ nhẹ tránh chà xát.

*Lưu ý: Vệ sinh bộ phận sinh dục bé.

  •  Bé gái: Cần chú ý lau từ bộ phận sinh dục xuống hậu môn, không lau ngược lại vì dễ gây nhiễm trùng tiểu cho bé (lưu ý: Không cố gắng lấy chất gây bám vào môi lớn và môi bé)
  •  Bé trai: Chỉ trượt nhẹ bao qui đầu để rửa sạch

BƯỚC 4: LAU KHÔ

1. Cho em bé nằm trên khăn đã chuẩn bị sẵn, nhanh chóng quấn khăn toàn thân em bé lại.

2. Lau khô toàn thân bằng cách ấn nhẹ khăn tắm vào người em bé.

3. Phần đầu của bé thì cuốn toàn thân bằng khăn tắm, dễ dàng lau khô đầu.

4. Cẩn thận lau phần cổ của bé.

5. Lau tay tới phần nách thì nhét ngón tay vào trong nách, ấn nhẹ và lau khô.

6. Phần lưng thì lật nghiêng em bé ra và lau khô phần gáy-lưng và phần mông.

BƯỚC 5: MẶC ĐỒ, MANG TÃ

1. Chuyển bé sang 1 khăn quấn, đội nón, mặc áo, đi bao tay, bao chân cho bé, kê tã dưới mông, đắp phần chân lại cho bé và sau đó dùng gạc lau khô rốn (nhớ quan sát rốn nếu thấy rốn sung tấy, rỉ dịch có mùi, đỏ quanh chân rốn, mẹ nhớ gọi điện thoại cho Phương Châu tư vấn nhé)

2. Dán tã cho bé, mặc thấp không chạm đến rốn bé, mặc quần (nếu cần)

3. Quấn khăn lại cho bé ấm.

4. Dùng que gòn lau nhẹ tai, mũi (nếu cần)

5. Nhỏ mắt bằng dung dịch nước muối 0,9 % (nếu mắt bé có ghèn )

Lưu ý:

- Bé không nhất thiết phải mang bao bao chân (trừ mùa lạnh) để bé được hoạt động thoải mái. Khi có sử dụng bao tay, bao chân phải kiểm tra kỹ trong bao tay chân không có chỉ thừa, vì chỉ có thể quấn chi của bé gây nguy hiểm không đáng có

- Bé càng lớn giảm nhiệt độ đến 2-3 tuổi có thể tắm nước mát bình thường, vì nhiệt độ nóng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tinh hoàn của bé trai

- Thời gian tắm bé không quá 10 phút và Ba mẹ nhớ quan sát bé sau tắm nhé

 

Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ dễ dàng và tự tin hơn trong việc khi vệ sinh & chăm sóc bé khỏe mạnh tại nhà.

Chúc các gia đình trải nghiệm hành trình chăm sóc bé yêu thật nhiều ý nghĩa và hạnh phúc. Phương Châu luôn sẵn sàng đồng hành chăm sóc chu đáo, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế-Nhật Bản cho mẹ và bé, làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của mình.

Wildcard SSL