Tôi nên làm gì khi biết mình mắc bệnh đái tháo đường?

Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có thể gặp phải không ít thử thách mà họ phải vượt qua kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh. Bạn có biết là việc điều trị ĐTĐ chỉ bằng thuốc là chưa đủ mà còn phải phối hợp với các liệu pháp tâm lý, thay đổi lối sống. Bằng cách suy nghĩ tích cực, lạc quan, giải quyết vấn đề một cách đơn giản, khoa học, bệnh nhân ĐTĐ có thể lấy lại niềm vui trong cuộc sống. Từ đó, giúp nâng cao sự tuân thủ và cải thiện hiệu quả điều trị và giúp phòng ngừa biến chứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và trả lời một trong những băn khoăn của bạn: Tôi nên làm gì khi biết mình mắc bệnh đái tháo đường?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi BS. CKII. Nguyễn Thiên Trang, Chuyên khoa Nội, BVQT Phương Châu.

Kiểm soát hiệu quả bệnh đái tháo đường cần phối hợp nhiều phương pháp
Kiểm soát hiệu quả bệnh đái tháo đường cần phối hợp nhiều phương pháp

Cười nhiều hơn giúp bạn đường huyết kiểm soát tốt hơn

Nụ cười mang lại cho bạn những niềm vui và sẽ thú vị hơn khi bạn biết nụ cười có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn. Khi bạn buồn rầu hay căng thẳng, hai hormone cơ bản tham gia vào quá trình chống lại căng thẳng là Adrenaline và Cortisone được tiết ra. Hai hormone này sẽ làm gia tăng lượng đường máu. Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến hành vi khiến bạn khó kiểm soát thói quen ăn uống, dẫn đến tăng cân, béo phì…

Chế độ ăn uống khoa học giúp đảm bảo dưỡng chất và không gây tăng đường huyết

Thật may mắn vì bệnh nhân ĐTĐ thực sự không cần phải ăn kiêng quá mức. Bạn có thể bất kỳ thức ăn nào nhưng phải ở một lượng vừa đủ, kết hợp với kiểm tra đường huyết thường xuyên. Điều này giúp chế độ ăn của bạn có đầy đủ dưỡng chất, vừa đủ để lượng đường huyết không tăng cao, đồng thời tránh hạ đường huyết.  

Nói chung, bạn cần hạn chế và thay thế đường hấp thu nhanh bằng carbohydrate từ ngũ cốc, rau quả. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì cần giảm lượng ca-lo trong khẩu phần để giảm > 5% cân nặng. Giảm muối ăn (< 2300 mg Na/ngày) nếu bạn có tăng huyết áp. Không lạm dụng rượu bia và nên bỏ thuốc lá.

Bốn nguyên tắc ăn uống bạn nên áp dụng:

1. Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Không bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn.

2. Ăn chậm, nhai kĩ. Dù ngon miệng cũng không nên ăn quá nhiều.

3. Bữa ăn có đủ các chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ (ổn định lượng bột đường ở mỗi bữa ăn tránh bị hạ hoặc tăng đường).

4. Chế biến thức ăn dưới dạng luộc tránh chiên, xào. Hạn chế ăn thức ăn đóng hộp.

 Để hình dung cần ăn bao nhiêu là đủ, một cách đơn giản bạn có thể áp dụng  nguyên tắc bàn tay Zimbabwe:

Nguyên tắc bàn tay Zimbabwe lượng thức ăn cho người bệnh đái tháo đường
Nguyên tắc bàn tay Zimbabwe lượng thức ăn cho bệnh nhân đái tháo đường

Bạn cần thay đổi thói quen ít vận động

Việc tập thể dục đều đặn mang lại nhiều lợi ích cho bạn như:

+ Giảm lượng đường trong máu, cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể.

+ Tăng tác dụng của insulin.

+ Kiểm soát trọng lượng cơ thể.

+ Giúp chế ngự stress trong sinh hoạt hằng ngày.

Bạn có thể chọn nhiều loại hình tập luyện khác nhau phù hợp với thể trạng, tuổi tác và tình hình bệnh lý. Tuy nhiên loại hình đơn giản nhất là đi bộ. Đi bộ có thể đốt cháy calo và kích thích quá trình trao đổi chất nên có thể giúp duy trì cân nặng và giảm cân.

Bạn có thể đi bộ vào bất kỳ thời điểm nào, miễn là phù hợp với nếp sinh hoạt của mình. Thời gian đi bộ trung bình từ 30 – 40 phút. Hoặc bạn có thể đi bộ nhiều lần trong ngày, mỗi lần tối thiểu 10 phút.

Lưu ý khi đi bộ với người bệnh đái tháo đường

+ Nếu có biến chứng ở mắt, tim, thận, bàn chân… thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đi bộ

+ Bạn hoàn toàn có thể chia nhỏ thời gian đi bộ làm 2-3 lần/ngày nếu không thể tập liên tục. Nhưng cần phải duy trì đều đặn nhé.

+ Đặc biệt, bạn cần chú ý bảo vệ và tránh làm tổn thương bàn chân khi đi bộ.

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Tuân thủ chế độ dùng thuốc của bác sĩ sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị, đề phòng biến chứng

Hiện nay, nhiều kênh thông tin có những quảng cáo vô căn cứ về các loại thảo dược trị khỏi hoàn toàn bệnh ĐTĐ. Những loại thuốc này không in tác dụng phụ trên đơn để bạn có cảm giác an toàn hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc này hầu như chưa được kiểm chứng trên lâm sàng.

Việc sử dụng các loại thuốc này dẫn đến nhiều bệnh nhân không tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hậu quả là bệnh ĐTĐ tiến triển nặng nề hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Vì thế, bạn nên tuân thủ dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để đường huyết ổn định và ngăn ngừa biến chứng.

Trung tâm nội tiết BVQT Phương Châu tiếp nhận khám, điều trị bệnh ĐTĐ, chăm sóc bàn chân ĐTĐ và các bệnh lý nội tiết, chuyển hóa khác. Trung tâm có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia còn lắng nghe và cá thể hóa điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân, kết hợp tâm lý liệu pháp và thay đổi lối sống để bệnh nhân an tâm phối hợp điều trị.

Trung tâm nội tiết BVQT Phương Châu
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 (nhấn phím 1) để được hỗ trợ thông tin.

Wildcard SSL