SỐT XUẤT HUYẾT ĐÁNG SỢ KHÔNG?

Hiện nay sốt xuất huyết (SXH) vẫn chưa có thuốc đặc trị. Khi nghi ngờ bé bị SXH, phụ huynh nên đưa đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định xét nghiệm phù hợp, tuyệt đối không được tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

-----------

Bài viết được kể lại từ câu chuyện có thật của chị T.N.T.Q, 35 tuổi, đến từ Cần Thơ.

>> Chưa bao giờ nghĩ là con mình sẽ bị SXH. Mình đinh ninh là chỉ khi ở những nơi ẩm thấp, cây cối um tùm, đọng nước nhiều thì mới bị. Nhưng không...Thời tiết mưa nắng thất thường khiến chu kỳ phát triển của muỗi gây bệnh SXH diễn tiến rất nhanh. Nơi nào cũng có thể trở thành ổ dịch nếu chúng ta không chú ý.

* Ngày thứ nhất: Tối sau khi đá banh về, con than mệt, lừ đừ. Mình nghĩ do đá banh nhiều giờ sôi nổi quá nên vậy. Mình mua thuốc cảm cho con uống.

*Ngày thứ hai: Sáng con sốt cao 39 độ, mình đưa đi khám. Bác sĩ (BS) kết luận con bị viêm mũi họng, cho thuốc hạ sốt, giảm ho.

*Ngày thứ ba: bạn nhỏ vẫn không có dấu hiệu hạ sốt. Mình đến bệnh viện khám và TEST MÁU. BS kết luận: DƯƠNG TÍNH SỐT XUẤT HUYẾT. Dù linh tính của một người mẹ đã mách bảo trước kết quả nhưng mình vẫn không tránh khỏi bàng hoàng và lo lắng.

Hành trình theo dõi tại nhà bắt đầu từ đây. Các biện pháp tiêu diệt muỗi bằng cách xịt muỗi, ngủ mùng và tránh lây cho hai anh em được thực hiện ráo riết và triệt để.

Về nhà, bạn nhỏ nói bị ê bụng, mình lo sốt vó chở đi siêu âm. Rất may là không có tràn dịch. 2 Mẹ con nhẹ nhõm đi về.

*Ngày thứ tư: Hành trình test máu và thăm khám mỗi sáng

Trưa 12h, con chảy máu nướu, sợ quá 2 mẹ con lại chạy vào bệnh viện kiểm tra. Kết quả không có gì bất thường, mừng húm về nhà theo dõi tiếp.

* Ngày thứ năm: Tiếp tục test máu và thăm khám mỗi sáng. BS yêu cầu siêu âm bụng để kiểm tra.

BS căn dặn rất kĩ từ ngày thứ 3 đến thứ 5 là giai đoạn khá nguy hiểm, mẹ cần chú ý những biểu hiện bất thường của bé.

*Ngày thứ sáu: Test máu và thăm khám mỗi sáng

*Ngày thứ bảy: Test máu và thăm khám mỗi sáng

Tiểu cầu hạ xuống 50, máu cũng đang có xu hướng đông. Con mệt lã không còn sức. BS yêu cầu nhập viện theo dõi. 2 mẹ con cùng “check-in” bệnh viện.

Chiều đó tiếp tục test máu và thăm khám. Tiểu cầu tiếp tục hạ còn 42, máu cũng đông nhiều hơn.

Lần đầu trải nghiệm nuôi con trong Bệnh viện. Lần đầu ảnh bệnh dài ngày và nặng như vậy. Mình nhớ hoài con hỏi "Bệnh này không có thuốc uống hả Mẹ? Con mệt quá à"

*Ngày thứ tám:  Tiếp tục tets máu, tiểu cầu lên lại 62, Mẹ xin BS để con về theo dõi tại nhà. Con mừng nhưng vẫn còn yếu vì cả tuần gần như là uống nước chứ không ăn nổi.

Hiện tại con đã tỉnh táo mặc dù chưa thể hồi phục như ban đầu. Và còn phải tái khám lại...Nhưng dù sao cũng đã vượt qua được giai đoạn nguy hiểm.

Mình mong mọi người đừng chủ quan xem thường bệnh SXH. Cẩn thận chưa bao giờ là thừa. Đó là cách tốt nhất bảo vệ những đứa con thân yêu của mình.

Cám ơn các BS đã tận tâm với gia đình, đặc biệt là BS. Thuấn, BVQT Phương Châu - Người đã hướng dẫn rất chi tiết cho bà má vụng về như mình cách chăm sóc bé, cách kiểm tra độ ấm tay chân và còn nhiều điều hơn thế nữa,...

 

Wildcard SSL