SERIES ĂN DẶM – VỊ NGON TỪ BỮA ĂN ĐẦU ĐỜI

PHẦN 3 BẬT MÍ 10 NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ GIÚP BÉ ĂN DẶM ĐÚNG CHUẨN

Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Dung, chuyên khoa Nhi - Sơ sinh, BVQT Phương Châu

Tiếp nối phần 1 và 2 chuỗi SERIES ĂN DẶM, phần 3 là những nguyên tắc giúp bé ăn dặm không bị nhàm chán mà vẫn bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Trải nghiệm về ăn dặm của bé chẳng những không là cuộc chiến mà còn trở nên thú vị hơn nếu ba mẹ hiểu và áp dụng 10 nguyên tắc này

Phần 1, 2 có ngay trong đường dẫn bên dưới, các bác sĩ Nhi Phương Châu luôn sẵn sàng đồng hành cùng ba mẹ, những bài viết tiếp theo trong chuỗi ĂN DẶM – VỊ NGON TỪ BỮA ĂN ĐẦU ĐỜI sẽ được cập nhật sớm nhất, ba mẹ nhớ theo dõi nhé!

 

Hình 1. Bé ăn dặm vui vẻ (Sưu tầm)

1. Bú mẹ hoàn toàn từ lúc sinh đến tròn 6 tháng và ăn dặm cũng bắt đầu từ chính thời điểm này – bé tròn 6 tháng tuổi

2. Tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu đến khi bé được 2 tuổi, song song với đó là quá trình tập dần cho bé quen với thức ăn đặc.

3. Ăn từ ít đến nhiều

* Từ 6 đến 8 tháng: vài muỗng → ½ chén

* Từ 9 đến 11 tháng: ½ chén

* Từ 12 đến 23 tháng: ¾ → 1 chén

4. Ăn từ loãng đến đặc

* Từ 6 đến 8 tháng: xay, tán nát

* Từ 9 đến 11 tháng: cắt nhỏ, những miếng thức ăn có kích thước vừa phải, dễ cắn mà bé có thể tự mình lấy và ăn (finger food)

* Từ 12 đến 23 tháng: Ăn cùng những món ba mẹ nấu thường ngày nhưng mềm hơn

5. Ăn từ đơn giản đến đa dạng

6. Tăng dần số bữa

* Từ 6 đến 8 tháng: 2-3 lần/ngày ± 1-2 bữa phụ

* Từ 9 đến 11 tháng: 3-4 lần/ngày ± 1-2 bữa phụ

* Từ 12 đến 24 tháng: 3-4 lần/ngày ± 1-2 bữa phụ

7. Tạo không khí vui vẻ, thân thiện trong bữa ăn

- Trực tiếp cho bé ăn hoặc hỗ trợ để bé tự ăn

- Ăn chậm rãi và kiên nhẫn, khuyến khích bé nhưng không ép buộc

- Nếu bé từ chối nhiều loại thực phẩm, thử thay đổi cách chế biến, bày trí, phối hợp thực phẩm, mùi vị và các phương pháp khác nhau

-  Giảm tối đa những yếu tố làm bé sao nhãng trong bữa ăn như xem tivi, điện thoại, các thiết bị điện tử, vừa đi chơi vừa ăn

-  Thời gian ăn là lúc thể hiện tình yêu thương và tìm tòi học hỏi, hãy dành những lời khen ngợi khi bé ăn ngoan, kể bé nghe những món có trên bàn hoặc sử dụng ngôn ngữ không lời

8. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình chế biến

Hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện vì vậy sức khỏe rất dễ bị ảnh hưởng khi ăn uống bất cẩn

Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chú ý cách vệ sinh và chế biến chúng để đảm bảo bé có một bữa ăn lành mạnh

9. Sử dụng những thực phẩm có bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ đặc biệt ở nhóm trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ không được bú mẹ hoặc bú mẹ không bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Các loại vitamin cần thiết bao gồm: Vitamin A, C, D.

10. Mang đến những món “khoái khẩu” và ở dạng mềm khi bé bệnh, đồng thời tăng cường nước và số cử bú. Khi bé khỏe, ba mẹ nên khuyến khích bé ăn bù.

 

* PHẦN 1 – HIỂU ĐÚNG VỀ BỮA ĂN ĐẦU TIÊN CỦA BÉ: http://bit.ly/pcandamp1

* PHẦN 2 – THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ AN DẶM: http://bit.ly/pcandamp2

 

Thông tin liên hệ: tổng đài 1900 54 54 66

Hoặc gửi thông tin trao đổi bằng cách inbox (gửi tin nhắn cho Fanpage Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu)

 

Wildcard SSL