SERIES ĂN DẶM – VỊ NGON TỪ BỮA ĂN ĐẦU ĐỜI

PHẦN 1 – HIỂU ĐÚNG VỀ BỮA ĂN ĐẦU TIÊN CỦA BÉ

BS Nguyễn Thị Mỹ Dung, chuyên khoa Nhi - Sơ sinh, BVQT Phương Châu

Ăn dặm là một cột mốc thú vị trên hành trình trưởng thành của bé nhưng cũng mang lại không ít âu lo cho ba mẹ, khi ấy cơ thể và hệ tiêu hóa sẽ “tập sự” để thích nghi với một công việc mới: Tập ăn các loại thức ăn ngoài sữa.

Khởi đầu tốt sẽ dẫn đến thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời cho bé.

Để sự suôn sẻ và hạnh phúc theo chân ba mẹ và bé trên quãng đường dài ấy, hãy cùng Châu tìm hiểu tất tần tật mọi thứ liên quan đến ăn dặm qua SERIES ĂN DẶM – VỊ NGON TỪ BỮA ĂN ĐẦU ĐỜI - Chuỗi bài viết được hỗ trợ chuyên môn từ BS Nguyễn Thị Mỹ Dung, Chuyên khoa Nhi, BVQT Phương Châu

Hình 1. Bàn tay bé với lấy thức ăn (Sưu tầm)

Muốn bé ăn dặm đúng cách, trước hết cần phải hiểu ăn dặm là gì?

Ăn dặm là bước đệm đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện khả năng ăn uống sau này.

Khi việc nuôi con bằng sữa không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì bé sẽ cần thêm các thực phẩm ngoài sữa phong phú và đa dạng được gọi là quá trình ăn dặm

* Vì sao bé cần ăn dặm?

- Trong những năm tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đầy đủ, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là sữa. Tuy nhiên khi lớn hơn, trẻ chuyển mình sang giai đoạn mới, cần nhiều năng lượng để hoạt động thì sữa không đủ để đáp ứng được nữa.

Đây là một trong những nguyên nhân chính trẻ cần ăn dặm

- Nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ dần cạn kiệt

+ Trong sự phát triển mạnh mẽ của giai đoạn đầu đời, nếu lượng dinh dưỡng không đủ đáp ứng khiến bé chậm tăng cân, sự phát triển về thể chất và tinh thần vì thế cũng bị ảnh hưởng không nhỏ

+ “Kho chứa sắt” của bé được tích lũy suốt thời gian trú ngụ trong bụng mẹ vơi dần, và nếu thiếu sắt, hệ lụy dẫn đến là thiếu máu, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ

- Hệ tiêu hóa, gan, thận đã “trưởng thành” để có thể tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ các nguồn khác ngoài sữa

+ Khi còn nhỏ, bé chưa đủ sức tiêu hóa hết những thực phẩm mà mẹ cho ăn vì:

Ÿ Tiết chất nhầy không đủ, thiếu các enzyme để phân cắt tinh bột, đạm, chất béo thành những mảnh nhỏ.

Ÿ Chưa đủ men tiêu hóa để xử lý tinh bột và những thức ăn “nặng”, nguy cơ tiêu chảy, đi phân sống cao là rất cao.

Ÿ Thực phẩm đặc có kết cấu khác sữa nên khi dạ dày co bóp, chúng sẽ cọ xát nhiều gây tổn thương dạ dày.

Ÿ Ruột của bé chưa trưởng thành, nhiều nguy cơ hình thành các dị ứng thức ăn.

* Khi đến tuổi ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng cho việc nuốt, tiêu hóa và hấp thu thức ăn đặc. Tuy nhiên việc tiếp xúc với đồ ăn cũng cần diễn ra chậm rãi, nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới, chỉ nên cho con ăn từng ít một và chú ý quan sát phản ứng của trẻ.

-  Cấu trúc và chức năng vận động, phản xạ của miệng, sự phát triển răng đủ để chuyển từ thức ăn dạng lỏng sang dạng sệt, đặc.

+ Chiếc răng đầu tiên mọc lên chính là tín hiệu cho biết bé đã sẵn sàng với việc nhai nuốt thức ăn, nước dãi chảy nhiều để sản sinh những enzim cần thiết tiêu hóa thức ăn

+ Bé có khả năng phối hợp hoạt động của lưỡi với động tác nuốt, nguy cơ hóc nghẹn giảm đi.

+ Việc bé tập ăn dặm bằng thìa giúp hoàn thiện khả năng điều phối của lưỡi và các kỹ năng của miệng của bé.

 

Chúc bé khỏe mẹ vui, chúc cho sự khởi đầu của hành trình ăn dặm luôn suôn sẻ và hạnh phúc, các bác sĩ Nhi khoa Phương Châu luôn đồng hành cùng ba mẹ và bé. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo để “cuộc phiêu lưu”  ăn dặm thêm phần thú vị nhé!

Thông tin liên hệ: tổng đài 1900 54 54 66

Hoặc gửi thông tin trao đổi bằng cách inbox (gửi tin nhắn cho Fanpage Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu)

Wildcard SSL