PHÒNG SANH THÂN THIỆN – NƠI VƠI DẦN KHÓ NHỌC KHI VƯỢT CẠN

Chuyên mục CHĂM SÓC MẸ & BÉ AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ - NHẬT BẢN tại Phương Châu

Bằng tất cả nỗ lực của mình, Châu luôn mong muốn dành tặng mẹ bầu những điều tốt đẹp nhất. Nhất định các chị đi sanh phải vui như ở nhà! Tận tâm – Chu đáo – Chia sẻ là những món quà tinh thần mà Châu gửi đến các mẹ bầu tại phòng sanh thân thiện. Món quà tinh thần này xuất phát từ nền văn hóa Nhật Bản tinh tế.

Phòng Sanh Thân Thiện Phương Châu” luôn sẵn lòng đồng hành cùng các mẹ bầu, mang đến những trải nghiệm mới cho cuộc vượt cạn vơi đi khó nhọc, trong đó áp dụng:

- Người thân luôn đồng hành cùng các mẹ bầu.

- Liệu pháp ngồi bóng

- Ngâm chân, bấm nguyệt

- Thay đổi tư thế trong chuyển dạ

- Hướng dẫn rặn sanh

- Da kề da

- Ct rốn chậm một thì

 

* Ngồi bóng - liệu pháp giúp mẹ bầu xoa dịu cơn đau chuyển dạ và hỗ trợ tiến triển chuyển dạ với những công dụng:

- Giảm lo lắng, căng thẳng và làm dịu những cơn đau trong lúc chuyển dạ

- Giảm áp lực lên phần lưng, cột sống, đáy chậu và đùi giúp mẹ dễ cử động

- Giúp mở rộng xương chậu và hông để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình vượt cạn

- Hỗ trợ quá trình chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn (Đầu thai nhi dễ xuống)

* Đặc biệt: Bằng vật liệu chống nổ và thiết kế chống trơn trượt, mẹ bầu có thể yên tâm về độ an toàn của liệu pháp này.

Một số tư thế có thể thực hiện với bóng tập trong quá trình chuyển dạ, đang được rất nhiều mẹ bầu hài lòng và áp dụng tại Phương Châu như sau:

- Ngồi trên bóng: Các mẹ ngồi dạng chân trên bóng tập, tay vịn vào thành giường để giữ thăng bằng, nhẹ nhàng di chuyển phần khung chậu sang hai bên hoặc theo hướng trước – sau.

- Kết hợp massage, xoa lưng trong thời gian ngồi bóng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn giúp các mẹ giảm đau và căng thẳng

Thúc đẩy chuyển dạ, giảm bớt những khó chịu trong quá trình chuyển dạ cho thai phụ trong khi chờ sanh là sứ mệnh của chiếc bóng mềm mại, xinh xắn và cũng rất bắt mắt này rất sẵn sàng để các mẹ trải nghiệm.

* Ngâm chân

- Ngâm chân giúp tăng cường máu lưu thông khắp toàn thân

- Tăng cường máu dẫn đến tử cung sẽ kéo theo sự xuất hiện các cơn co tử cung đáng kể.     

- Có thể trông đợi hiệu quả thư giãn từ việc sử dụng tinh dầu tạo mùi hương trong lúc ngâm chân

- Khi chân được làm ấm, sự đau đớn cũng được giảm bớt

* Bấm huyệt tam âm giao mang lại:

- Hiệu quả thúc đẩy tiến độ chuyển dạ

- Làm dịu bớt cảm giác đau đớn của cơn gò chuyển dạ

* Thay đổi tư thế trong chuyển dạ

1. Tư thế đứng khiến thắt lưng di chuyển, điều này hỗ trợ thai nhi tụt xuống khung chậu trong nửa đầu giai đoạn 1 chuyển dạ. Khi xuất hiện cơn co tử cung, các mẹ bị đau thắt lưng nhiều thường cảm thấy thoải mái hơn với tư thế này.

2. Tư thế nằm nghiêng: Tư thế làm cho các mẹ hay có cảm giác mệt mỏi dễ dàng được nghỉ ngơi thường xuyên.

3. Bò bằng bốn chi: Hiệu quả cho các mẹ bị đau thắt lưng nghiêm trọng, muốn giảm đau hoặc khi muốn kích thích thai xoay nhanh.  

4. Đi bộ: Khi cơn đau chuyển dạ yếu hoặc muốn thay đổi không khí. Đi bộ giúp thai nhi tụt xuống, giảm xuất hiện những cơn co tử cung đáng kể.

5. Ôm bóng quỳ gối: Tư thế này cần sự trợ giúp của một vật dụng là một quả bóng to, mềm. Các mẹ nên chọn phòng sinh gia đình để dễ dàng thực hiện điều này.

Ngồi trong tư thế quỳ, hai chân dang ra hai bên, tay vắt qua trái bóng, đầu cúi xuống, tỳ ngực vào bóng. Tư thế này giúp khung xương chậu mở nhanh hơn, phần lưng của mẹ sẽ được thư giãn còn đôi tay và phần trên được “nghỉ ngơi” trên trái bóng.

* Đè giữ hậu môn:

Sử dụng quả bóng tennis đè giữ hậu môn trong giai đoạn cuối chuyển dạ giúp các mẹ  ngừa bệnh trĩ khi sanh, định hướng được nơi rặn khi dồn hơi xuống và giảm được cảm giác đau trong chuyển dạ.

* Hướng dẫn cách rặn sanh

Khi các mẹ cảm nhận cơn gò cứng bụng đã đến và cảm giác mắc rặn:

- Bắt đầu cảm giác bụng cứng dần lên, các mẹ sẽ dùng mũi hít một hơi thật sâu rồi từ từ thở ra bằng miệng, tiếp tục hít sâu vô bằng mũi thở từ từ ra bằng miệng, lặp lại 2 lần. Hơi thứ 3 hít một hơi thật sâu, giữ hơi đó lại bắt đầu rặn hơi dồn xuống bụng, rặn 2 hơi liên tục và hết cơn gò thì ngưng, nằm nghỉ đợi con gò kế tiếp.

- Lưng đặt sát xuống giường, mông cong lên nếu nằm nga.

- Mắt hướng về bác sĩ đỡ đẻ.

- Người đồng hành giữ tiếp nâng đầu lên cao khoảng 45°

- Nếu thấy mệt, cho hít sâu thở đều, có thể ngưng không rặn cơn gò kế tiếp.

* Người nhà cắt rốn

 

 Hạnh phúc biết mấy khi ba được cùng mẹ vào phòng sanh, nắm tay mẹ trên hành trình vượt cạn vuông - tròn. Niềm vui ấy lại càng vỡ òa khi chính đôi tay ba được tham gia vào một trong những bước quan trọng của cuộc sanh đó là cắt dây rốn cho con. Phương Châu mong muốn mang đến những trãi nghiệm thật sự ý nghĩa cho các gia đình trong hành trình này.

- Phòng được xông tinh dầu tỏa mùi hương dễ chịu…

* Thai phụ cần lưu ý các vấn đề:

- Về vận động: Thay đổi tư thế thường xuyên, tư thế đứng có sự hỗ trợ của người thân, tư thế ngồi bóng, nằm nghiêng phải, nghiêng trái, ngồi xổm…(Nữ hộ sinh và người đồng hành sẽ trợ giúp các mẹ…)

- Về ăn uống: Có thể ăn các loại thức ăn mình thích, gần sanh ăn các thức ăn, lỏng dễ tiêu (súp, cháo…).

- Về vệ sinh:

+ Tắm rửa bình thường, thay băng sạch thường xuyên (có sữa tắm – máy nóng lạnh trong toilet phòng chờ)

+ Khoảng 2-3 giờ các mẹ nên đi tiểu một lần, không đợi mắc tiểu nhiều mới đi nha

- Thời gian chuyển dạ: từ lúc đau bụng đến sanh tùy thuộc vào con so hay con rạ và cuộc chuyển dạ tiến triển thuận lợi không.

Phòng Sanh Thân Thiện Phương Châu - mang đến những trải nghiệm mới cho cuộc vượt cạn vơi đi khó nhọc. Chúng tôi luôn săn sóc, quan tâm toàn diện không chỉ về thể chất mà còn là tinh thần của mẹ bầu. Sự chăm chút ấy được thể hiện trước, trong và sau cuộc vượt cạn. Phương Châu hiểu rằng: “Nếu thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ là làm mẹ, thì sứ mệnh cao cả của đội ngũ y bác sĩ Phương Châu là đồng hành và vuông tròn hành trình đón bé con khỏe mạnh chào đời”.

Tổng đài 1900 54 54 66 sẵn sàng hỗ trợ gia đình các thông tin cần thiết.

 

Wildcard SSL