PHÒNG KHÁM NỘI TIM MẠCH - NỘI TIẾT

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP SÁT THỦ THẦM LẶNG Ở NGƯỜI TRẺ

Theo chuyên gia hàng đầu về tim mạch và tăng huyết áp (THA) khuyến cáo mọi người: “Hãy nhớ số đo huyết áp của mình, bởi căn bệnh này không chừa một ai. Hiện THA là bệnh đang gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng và ngày càng có chiều hướng trẻ hóa”. Điều đáng lo ngại là bệnh THA là “kẻ giết người số 1” do diễn biến âm thầm, đến khi có dấu hiệu bệnh thì đã quá muộn. Phóng viên Báo Cần Thơ đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hoàng, CKII Nội tim mạch, Khoa Khám bệnh đa khoa, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu về căn bệnh nguy hiểm này.

* Thưa bác sĩ, vì sao THA ở người trẻ được xem là kẻ giết người thầm lặng?

-Hiện nay THA là một vấn đề thời sự, vì mức độ phổ biến và bệnh liên tục gia tăng cũng như các biến chứng nguy hiểm do THA gây ra. Nhiều nười nghĩ rằng THA chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Thực tế, bệnh THA vẫn xảy ra ở người trẻ ( THA nói chung, THA ở người trẻ nói riêng được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Trong đó, khoảng 70% THA ở người trẻ không có
triệu chứng, vì thế người bệnh không biết mình bị bệnh, dẫn đến việc huyết áp không được kiểm soát. Hậu quả là các biến chứng lên các cơ quan như não, tim, thận, mắt, mạch máu… xảy ra và ngày càng nặng dần, mà hai biến chứng nguy hiểm thường gặp là đột quỵ và nhồi máu cơ tim cấp.
Đột quỵ bao gồm hai bệnh cảnh báo là nhồi máu não và xuất huyết não, tỉ lệ tử vong chung là hơn 50% ở giai đoạn cấp. Những trường hợp sống, phần lớn cũng để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề như liệt chi, rối loạn cơ vòng gây tiêu tiểu không tự chủ, rối loạn nhận thức ở nhiều mức độ, có trường hợp số như người thực vật. Nhồi máu cơ tim có tỉ lệ tử vong < 7%. Tuy nhiên, hậu quả để lại thường rất nặng nề. Suy tim, rối loạn nhịp là những biến chứng hầu như đeo đẳng bệnh nhân suốt cuộc đời còn lại.

* Ngoài những biến chứng trên, THA còn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người trẻ tuổi, thưa bác sĩ ?

-THA ở người trẻ cũng ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục. Tỉ lệ rối loạn cương dương ở người trẻ THA cao gấp 2,5 lần so với người bình thường. Tỉ lệ này còn cao hơn nữa khi có kèm theo các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh lý thận mãn. THA ở người trẻ cũng thường có biểu hiện rối loạn cảm xúc theo chiều hướng mất kiềm chế như dễ nóng giận, mất kiểm soát bản thân, dễ mất tập trung, làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, hiệu quả công việc…

* Nguyên nhân vì sao người trẻ bị THA, có phải người thừa cân, ít vận động mới bị THA, còn người ốm thì không bị bệnh này ?

- Đa số các trường hợp THA là không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên có khoảng 10 - 15% bệnh THA, nhất là những người trẻ tuổi thì THA có thể do một số nguyên nhân như : hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận ( pheochromocytome ), u võ thượng thận ( hội chứng Cushing ), cường giáp trạng, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn, suy thận, thận đa nang…Một số nguyên nhân thường gặp khác như: THA thai kỳ, THA do sử dụng các thuốc như cam thảo, thuốc tránh thai, thuốc chống viêm.
Ngoài ra, còn có các yếu tố góp phần làm THA như hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động), béo phì, ăn quá mặn, sống tĩnh tại, căng thẳng, nhiều áp lực. Đây chính là các yếu tố nguy cơ của THA. Khi đã bị THA mà còn kèm theo yếu tố nguy cơ thì tình trạng THA sẽ trầm trọng hơn. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì bệnh lý càng nặng nề. Do vậy, quá trình phòng ngừa, điều trị THA phải đi đôi với việc loại trừ yếu tố nguy cơ.
Thừa cân, béo phì, ít vận động…là các yếu tố nguy cơ của THA. Tuy nhiên người thể trạng gầy vẫn có thể bị THA nếu có nguyên nhân hoặc có các yếu tố nguy cơ khác đi kèm.

* Bệnh THA điều trị như thế nào, thưa bác sĩ ?

-Điều trị THA ở người trẻ, việc quan trọng đầu tiên là tầm soát nguyên nhân gây THA và loại trừ nguyên nhân đó. Nếu THA là do hẹp động mạch thận thì tiến hành phẩu thuật đặt stent nơi động mạch hẹp. Nếu THA là do u bướu thì phải cắt bỏ khối u. Trường hợp THA do thuốc thì ngưng sử dụng thuốc đó.
Với trường hợp THA vô căn, chiến lược sử dụng thuốc là lâu dài, có thể nói là suốt đời. Bên cạnh đó việc thay đổi lối sống cùng việc điều chỉnh, loại bỏ các yếu tố nguy cơ đi kèm là hết sức cần thiết.

*Xin bác sĩ cho biết, người bị THA vô căn, mỗi ngày đều phải dung thuốc, như vậy tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng đến gan, thận hay không ? Làm thế nào giảm tác dụng phụ của thuốc ?

- Đa số thuốc điều trị THA chủ yếu được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận. Do vậy, vấn đề hợp lý và an toàn thuốc phải được đặt lên hàng đầu. Vì vậy để có được hiệu quả, an toàn, tránh những tác dụng không mong muốn trong việc sử dụng thuốc lâu dài, thì điều trị THA phải được chỉ định, giám sát, theo dõi trực tiếp của thầy thuốc chuyên ngành.

* Thưa bác sĩ, việc phòng và phát hiện sớm THA ở người trẻ như thế nào ?

- Người trẻ nên khám sức khỏe, đo huyết áp định kỳ (bao lâu một lần) và làm một số xét nghiệm tầm soát. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo cần vận động thể lực ít nhất 30 phút/ngày như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh… Điều chỉnh chế độ làm việc, nghỉ nghơi hợp lý; không ăn mặn, lượng muối không quá 2 – 4 gram mỗi ngày ( tương đương 1 thìa café ); ít đường, hạn chế mỡ động vật; tăng cường đạm từ cá, thực vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế rượu, bia, bỏ thuốc lá; giữ cân nặng trong giới hạn bình thường…

 

Theo chuyên gia hàng đầu về tim mạch và tăng huyết áp (THA) khuyến cáo mọi người: “Hãy nhớ số đo huyết áp của mình, bởi căn bệnh này không chừa một ai. Hiện THA là bệnh đang gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng và ngày càng có chiều hướng trẻ hóa”. Điều đáng lo ngại là bệnh THA là “kẻ giết người số 1” do diễn biến âm thầm, đến khi có dấu hiệu bệnh thì đã quá muộn. Phóng viên Báo Cần Thơ đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hoàng, CKII Nội tim mạch, Khoa Khám bệnh đa khoa, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu về căn bệnh nguy hiểm này.

* Thưa bác sĩ, vì sao THA ở người trẻ được xem là kẻ giết người thầm lặng?

-Hiện nay THA là một vấn đề thời sự, vì mức độ phổ biến và bệnh liên tục gia tăng cũng như các biến chứng nguy hiểm do THA gây ra. Nhiều nười nghĩ rằng THA chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Thực tế, bệnh THA vẫn xảy ra ở người trẻ ( THA nói chung, THA ở người trẻ nói riêng được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Trong đó, khoảng 70% THA ở người trẻ không có triệu chứng, vì thế người bệnh không biết mình bị bệnh, dẫn đến việc huyết áp không được kiểm soát. Hậu quả là các biến chứng lên các cơ quan như não, tim, thận, mắt, mạch máu… xảy ra và ngày càng nặng dần, mà hai biến chứng nguy hiểm thường gặp là đột quỵ và nhồi máu cơ tim cấp.
Đột quỵ bao gồm hai bệnh cảnh báo là nhồi máu não và xuất huyết não, tỉ lệ tử vong chung là hơn 50% ở giai đoạn cấp. Những trường hợp sống, phần lớn cũng để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề như liệt chi, rối loạn cơ vòng gây tiêu tiểu không tự chủ, rối loạn nhận thức ở nhiều mức độ, có trường hợp số như người thực vật. Nhồi máu cơ tim có tỉ lệ tử vong < 7%. Tuy nhiên, hậu quả để lại thường rất nặng nề. Suy tim, rối loạn nhịp là những biến chứng hầu như đeo đẳng bệnh nhân suốt cuộc đời còn lại.

* Ngoài những biến chứng trên, THA còn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người trẻ tuổi, thưa bác sĩ ?

-THA ở người trẻ cũng ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục. Tỉ lệ rối loạn cương dương ở người trẻ THA cao gấp 2,5 lần so với người bình thường. Tỉ lệ này còn cao hơn nữa khi có kèm theo các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh lý thận mãn. THA ở người trẻ cũng thường có biểu hiện rối loạn cảm xúc theo chiều hướng mất kiềm chế như dễ nóng giận, mất kiểm soát bản thân, dễ mất tập trung, làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, hiệu quả công việc…

* Nguyên nhân vì sao người trẻ bị THA, có phải người thừa cân, ít vận động mới bị THA, còn người ốm thì không bị bệnh này ?

- Đa số các trường hợp THA là không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên có khoảng 10 - 15% bệnh THA, nhất là những người trẻ tuổi thì THA có thể do một số nguyên nhân như : hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận ( pheochromocytome ), u võ thượng thận ( hội chứng Cushing ), cường giáp trạng, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn, suy thận, thận đa nang…Một số nguyên nhân thường gặp khác như: THA thai kỳ, THA do sử dụng các thuốc như cam thảo, thuốc tránh thai, thuốc chống viêm.
Ngoài ra, còn có các yếu tố góp phần làm THA như hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động), béo phì, ăn quá mặn, sống tĩnh tại, căng thẳng, nhiều áp lực. Đây chính là các yếu tố nguy cơ của THA. Khi đã bị THA mà còn kèm theo yếu tố nguy cơ thì tình trạng THA sẽ trầm trọng hơn. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì bệnh lý càng nặng nề. Do vậy, quá trình phòng ngừa, điều trị THA phải đi đôi với việc loại trừ yếu tố nguy cơ.
Thừa cân, béo phì, ít vận động…là các yếu tố nguy cơ của THA. Tuy nhiên người thể trạng gầy vẫn có thể bị THA nếu có nguyên nhân hoặc có các yếu tố nguy cơ khác đi kèm.

* Bệnh THA điều trị như thế nào, thưa bác sĩ ?

-Điều trị THA ở người trẻ, việc quan trọng đầu tiên là tầm soát nguyên nhân gây THA và loại trừ nguyên nhân đó. Nếu THA là do hẹp động mạch thận thì tiến hành phẩu thuật đặt stent nơi động mạch hẹp. Nếu THA là do u bướu thì phải cắt bỏ khối u. Trường hợp THA do thuốc thì ngưng sử dụng thuốc đó.
Với trường hợp THA vô căn, chiến lược sử dụng thuốc là lâu dài, có thể nói là suốt đời. Bên cạnh đó việc thay đổi lối sống cùng việc điều chỉnh, loại bỏ các yếu tố nguy cơ đi kèm là hết sức cần thiết.

*Xin bác sĩ cho biết, người bị THA vô căn, mỗi ngày đều phải dung thuốc, như vậy tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng đến gan, thận hay không ? Làm thế nào giảm tác dụng phụ của thuốc ?

- Đa số thuốc điều trị THA chủ yếu được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận. Do vậy, vấn đề hợp lý và an toàn thuốc phải được đặt lên hàng đầu. Vì vậy để có được hiệu quả, an toàn, tránh những tác dụng không mong muốn trong việc sử dụng thuốc lâu dài, thì điều trị THA phải được chỉ định, giám sát, theo dõi trực tiếp của thầy thuốc chuyên ngành.

* Thưa bác sĩ, việc phòng và phát hiện sớm THA ở người trẻ như thế nào ?

- Người trẻ nên khám sức khỏe, đo huyết áp định kỳ (bao lâu một lần) và làm một số xét nghiệm tầm soát. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo cần vận động thể lực ít nhất 30 phút/ngày như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh… Điều chỉnh chế độ làm việc, nghỉ nghơi hợp lý; không ăn mặn, lượng muối không quá 2 – 4 gram mỗi ngày ( tương đương 1 thìa café ); ít đường, hạn chế mỡ động vật; tăng cường đạm từ cá, thực vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế rượu, bia, bỏ thuốc lá; giữ cân nặng trong giới hạn bình thường…

Wildcard SSL