NÔN - NỖI ÁM ẢNH CỦA CÁC BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT

Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật là nỗi ám ảnh của hầu hết các bệnh nhân khi thực hiện phẫu thuật. Nếu để tình trạng trên kéo dài và không được kiểm soát hợp lý, sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân và kết quả phẫu thuật, đồng thời có thể gây ra một số biến chứng như rối loạn điện giải và nước, hay viêm phổi do hít chất nôn từ dạ dày. 
 

1. Vấn đề buồn nôn và nôn sau phẫu thuật luôn làm cho bệnh nhân mệt mỏi, lo lắng?

Buồn nôn và nôn sau phẫu thuật là một trong những biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân sau mổ. Theo thống kê của Hội Gây mê Hồi sức Hoa Kỳ, có khoảng 20 - 30% bệnh nhân bị nôn và buồn nôn trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật, tỉ lệ này tăng đến 80% ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
 

Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân và kết quả phẫu thuật, đồng thời có thể gây ra một số biến chứng như rối loạn điện giải và nước, viêm phổi do hít chất nôn từ dạ dày (hội chứng Mendelson).

Dự phòng cũng như điều trị nôn và buồn nôn sau phẫu thuật là một vấn đề rất đáng quan tâm trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân sau phẫu thuật. Việc sử dụng các loại thuốc chống nôn dự phòng nên dựa trên cơ sở đánh giá các nguy cơ nôn và buồn nôn sau khi phẫu thuật của bệnh nhân. Tuy nhiên, không có một thang điểm nào có thể dự báo chính xác nguy cơ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật cho một bệnh nhân mà chỉ cho phép các bác sĩ ước tính được nguy cơ giữa các nhóm bệnh nhân.

 

2. Bệnh viện Quốc Tế Phương Châu thực hiện dự phòng nôn như thế nào?  

Đối với một số bệnh nhân, bác sĩ sẽ dự phòng tình trạng buồn nôn  nôn, có nghĩa là họ sẽ cho thuốc chống nôn trước khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng gì. Điều này được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân được phẫu thuật có nguy cơ biến chứng khi nôn.

Ví dụ, những bệnh nhân có vết rạch lớn ở bụng có thể có một biến chứng rất nghiêm trọng gọi là không liền và bục vết mổ nếu họ nôn kéo dài.

Các chiến lược để giảm nguy cơ buồn nôn và nôn bao gồm:

    - Tránh gây mê toàn thân bằng cách sử dụng các phương pháp gây tê vùng

    - Lựa chọn gây mê tĩnh mạch với propofol cho những bệnh nhân có nguy cơ cao

    - Tránh gây mê hô hấp

    - Tối thiểu hóa opioid phẫu thuật

    - Truyền dịch đủ

Ngoài ra, các bệnh nhân sau phẫu thuật nên được hướng dẫn trở lại chế độ ăn uống thông thường theo từng bước. Bước đầu tiên, bệnh nhân sẽ bắt đầu bằng chất lỏng trong suốt, sau đó là chế độ ăn uống lỏng đặc, tiếp theo là chế độ ăn uống mềm và cuối cùng là chế độ ăn uống bình thường.

 

Hình ảnh khách hàng phục hồi sau phẫu thuật tại Bệnh viện Quốc Tế Phương Châu


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

🏩 BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU

📍 Địa chỉ: 300 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Tổng đài hỗ trợ tư vấn: 1900 54 54 66 (nhấn phím 1)

📲 Đặt lịch hẹn khám các chuyên khoa tại Phương Châu qua số 0907 939 346 hoặc link: https://bit.ly/PCDatlichkham

Wildcard SSL