NHỮNG LƯU Ý SẢN PHỤ CẦN BIẾT TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA SINH MỔ

(Tổng kết sau livestream chủ đề 13, lớp “Học Tiền Sản Và Chăm Con Cùng Phương Châu https://bit.ly/livestream_chude13)

Trước sinh mổ

Mẹ bầu cần nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng để dạ dày rỗng, chuẩn bị tốt cho cuộc vượt cạn an toàn.

Lúc này, các bác sĩ cũng sẽ thực hiện một số xét nghiệm cơ bản cần thiết bao gồm: Rút máu xét nghiệm, xét nghiệm nước tiểu, đo điện tim cho mẹ và bé, siêu âm thai (nếu có chỉ định) kéo dài khoảng 2 – 3 giờ để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mẹ và bé sẵn sàng cho cuộc mổ.

Sau đó mẹ sẽ được khám tiền mê để xem xét lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp với cơ thể. Bên cạnh việc vệ sinh vùng mổ, bộ phận sinh dục của sản phụ, các bác sĩ sẽ tiêm kháng sinh dự phòng trong vòng 30 phút trước khi tiến hành phẫu thuật.

Trong quá trình sinh mổ

Tất cả phòng mổ tại Phương Châu đều được kiểm soát vô trùng chặt chẽ từ dụng cụ, phẫu thuật viên đến thiết kế phòng áp lực dương, sơn kháng khuẩn,…tạo môi trường thuận lợi để cuộc mổ được vuông – tròn kéo dài trong 45 – 60 phút.

Vào lúc bé yêu cất tiếng khóc chào đời, con sẽ được mẹ dành tặng 2 món quà đầu tiên là Da kề daCắt rốn muộn:

- Với da kề da: Nằm áp sát ngực mẹ, con sẽ ổn định nhịp tim, thân nhiệt, đường huyết, kích thích bé bú sớm giúp tăng cân tốt sau này và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

- Với cắt rốn muộn: Cắt cuống rốn sau ít nhất 60 giây kể từ lúc bé chào đời, mối liên kết này giữa mẹ và con sẽ tăng nguồn oxi cho trẻ, cung cấp thêm máu, sắt tránh nguy cơ thiếu hụt cũng như giảm tỉ lệ xảy ra xuất huyết não trong giai đoạn này.

Đồng thời, vết mổ của mẹ sẽ được may thẩm mỹ với chỉ tan hoàn toàn trước khi chuyển sang phòng hậu phẫu. Mẹ sẽ giảm phần nào cảm giác lo lắng.

Trong giai đoạn hậu phẫu

Mẹ và bé sẽ được chuyển đến khu vực hậu phẫu nhằm ổn định sinh hiệu. Trong 4 – 6 tiếng này, cả hai sẽ được theo dõi sát sao về huyết áp, lượng oxi bão hòa trong máu mẹ, nước tiểu,…để đảm bảo tình trạng ổn định.

CHĂM SÓC SAU SINH MỔ VÀ NHỮNG LƯU Ý MẸ NÊN BIẾT

Vào những ngày nội trú tại Phương Châu, mẹ sẽ được dán băng sinh học để bảo vệ vết mổ tránh nhiễm trùng thay vì băng y tế thông thường. Với khả năng hút dịch tốt và không thấm nước, mẹ cũng không còn chịu nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

“Sau sinh mổ, sản phụ rất cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và nuôi con. Do đó, thời gian này không cần quá kiêng cữ, mẹ nên ăn thức ăn giàu đạm, canxi, vitamin C hoặc là chất xơ,…và đặc biệt cung cấp nhiều nước (từ 2,5 – 3 lít/ngày) để đáp ứng nhu cầu của chính bản thân mẹ và tạo nguồn sữa cho bé” - Theo BS. CKII. Huỳnh Thị Uyển Trang – Phó Khoa Nội Trú Sản Phụ Khoa.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến khích sản phụ nên tập di chuyển chậm và cử động nhẹ sau mổ để giúp ích cho sự phục hồi cơ thể và vết thương, tránh các hoạt động tốn nhiều sức như: Đi lên xuống cầu thang, khiêng, vác vật nặng,…

Không chỉ mang đến những kiến thức hữu ích cho mẹ bầu về sinh mổ, buổi livestream còn là dịp để mọi thắc mắc của các gia đình được giải đáp dưới góc nhìn chuyên môn từ BS. CKII. Huỳnh Thị Uyển Trang.

Gây tê tủy sống có tác dụng phụ không?

May thẩm mỹ thì trong bao lâu chỉ sẽ tự tan?

Sinh mổ thì khoảng cách giữa hai lần mang thai là bao lâu?

Câu trả lời đã được chia sẻ trong buổi livestream SINH MỔ VÀ NHỮNG LƯU Ý SẢN PHỤ CẦN BIẾT, các gia đình có thể theo dõi lại tại https://bit.ly/livestream_chude13

--------------------------

✔️ Nhờ vào sự kết hợp giữa online và offline, các ông bố bà mẹ ở khắp nơi có thể thuận tiện theo dõi những kiến thức bổ ích tại lớp “Học Tiền Sản Và Chăm Con Cùng Phương Châu”. Gia đình mình có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và thời gian diễn ra lớp học tại https://bit.ly/HocTienSanChamConCungPC_T12-T1

Wildcard SSL