Viêm tai giữa (VTG) là một bệnh Tai – Mũi – Họng (TMH) thường gặp ở trẻ em. Ước tính có khoảng 5% dân số Việt Nam bị viêm tai giữa các lọai có nguyên nhân chủ yếu là do bệnh ở mũi họng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tốt, có thể ảnh hưởng sức nghe, dẫn đến viêm tai xương chũm và nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Viêm tai giữa là gì?

  • Viêm tai giữa là tình trạng viêm của niêm mạc tai giữa, thường là viêm cấp do nhiễm trùng hô hấp trên hoặc ứ đọng dịch trong hòm nhĩ.
  • Do vòi nhĩ nằm ngang và ngắn hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa .
  • Khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, khi ọc sữa hay em bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm nhĩ.
  • Hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ em rất nhạy cảm, dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm nhĩ gây VTG.


Viêm tai giữa cấp: Có 2 loại thường gặp là:
Viêm tai giữa cấp xuất tiết dịch thấm: (viêm tai giữa thanh dịch)
Viêm tai giữa xuất tiết dịch thấm có đặc điểm là màng nhĩ bị sung huyết, trong hòm nhĩ có dịch thấm.

  • Nguyên nhân

- Do viêm mũi họng, viêm V.A, u vòm mũi họng, phù nề làm tắc vòi nhĩ

 

https://lh3.googleusercontent.com/-uVilubMvFyI/VqnJ89clgrI/AAAAAAAAI8g/aQdmChohMwM/s288-Ic42/image002.jpg

- Do mất thăng bằng áp lực không khí tai giữa (thường gặp ở phi công, thợ lặn)

- Do cơ địa dị ứng gây dãn mao mạch gây ứ dịch tai giữa.

  • Triệu chứng: Viêm tai giữa tiết dịch diễn tiến âm thầm.

- Trẻ nhỏ thường biểu hiện chậm phát triển lời nói, ngôn ngữ.
- Trẻ lớn thường than phiền cảm giác đầy tai, ù tai, nghe kém dần. Khi nội soi có thể thấy mức nước hơi trong tai giữa. Màng nhĩ lõm vào trong

  • Điều trị

- Thông vòi nhĩ

- Kháng Histamin, chống xuất tiết

- Giải quyết nguyên nhân khối u vòm mũi họng (nạo VA)

- Nên nuốt nước bọt hoặc làm nghiệm pháp Valsava khi bắt đầu có triệu chứng lung bùng nghe kém ở tai.

https://lh3.googleusercontent.com/-fpMGIQIfGjc/VqnJ8wzXOSI/AAAAAAAAI8k/dla-bbhVMVA/s800-Ic42/image003.png

VTG cấp mủ do vi khuẩn

  • Nguyên nhân

- Do viêm mũi họng: Viêm amidan, viêm V.A., viêm xoang…
- Sau bệnh nhiễm trùng lây: như cúm, sởi…
- Chấn thương: do áp lực, do hỏa khí gây thủng màng nhĩ…
- Nguyên nhân khác: Xì mũi không đúng cách, do khối u ở vòm mũi họng, làm tắc vòi nhĩ,..

  • Triệu chứng lâm sàng

Gồm hai giai đoạn:
* Giai đoạn đầu: Triệu chứng chủ yếu là viêm mũi họng:

- Sốt
- Đau rát họng
- Chảy mũi, ngạt mũi, ho,..
- Có thể đau tai, ù tai..Khi nội soi thấy màng nhĩ sung huyết.

* Giai đoạn toàn phát: 2 thời kỳ 

 

https://lh3.googleusercontent.com/-FW3XwuCsh4g/VqnJ8xrjYKI/AAAAAAAAI8c/mF-5Yng9SMo/s288-Ic42/image004.jpg

 

 

Thời kỳ chưa vỡ mủ: Diễn tiến rầm rộ, rõ rệt

- Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật...
- Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.
Khi nội soi tai thấy:
- Toàn bộ màng nhĩ nề đỏ, hơi tím, phồng lên, không thấy tam giác sáng, không thấy cán xương búa hoặc mấu ngắn xương búa
- Màu sắc màng nhĩ hòa lẫn màu sắc da ống tai 
Thời kỳ vỡ mủ: Có thể do chích rạch hay tự vỡ mủ. 
- Trẻ không còn đau tai
- Nhiệt độ trở lại bình thường, trẻ ăn ngủ được.
- Nếu màng nhĩ tự vỡ vào ngày thứ 2,4 thì sự lành màng nhĩ sẽ không tốt. Cần chủ động rạch thoát mủ.
Khi nội soi tai thấy:
- Ống tai đầy mủ, màu vàng hoặc xanh thấy lỗ thủng, bề dày đỏ, nham nhở, kích thước lỗ thủng to, nhỏ.
- Nếu lỗ thủng nhỏ dẫn lưu kém triệu chứng có thể còn tồn tại, cần chích rộng thêm.
- Hút rữa tai làm sạch mủ

  • Chẩn đoán

Hiện nay nội soi là tiêu chẩn vàng để chẩn đoán viêm tai giữa

https://lh3.googleusercontent.com/-OAkXztF-lRA/VqnJ9eVrdrI/AAAAAAAAI8o/qyIzMa73v2I/s800-Ic42/image005.png

  • Biến chứng

Nếu không được điều trị và theo dõi tốt có thể đưa đến biến chứng:

- Viêm tai xương chũm cấp
- Viêm tai giữa mạn tính mủ
- Các biến chứng nội sọ nguy hiểm như: Viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên, áp xe đại hoặc tiểu não, liệt dây VII…

  • Điều trị:

- Các kháng sinh thường được sử dụng trong viêm tai giữa cấp là: Augmentin 50mg – 80mg/kg, Zinnat, Azithromycin,…
- Kết hợp với các thuốc: Kháng viêm, giảm đau, loãng nhầy, hút rữa mũi,…

  • Diễn tiến

Tùy theo trường hợp mà bé có thể khỏi bệnh nhanh hay chậm. Phát đồ điều trị có thể kéo dài 3 tuần
Trường hợp đáp ứng thuốc kém hay kèm theo biến chứng thì đặt ống thông khí hòm nhĩ

  • Tóm lại

VTG cấp mủ và VTG thanh dịch là bệnh tai thường gặp ở trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đọan mạn tính dẫn đến hậu quả hoặc di chứng làm ảnh hưởng đến khả năng và giao tiếp của trẻ. Vì vậy chúng ta nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa điều trị triệt để và tránh được các biến

chứng.

 

BS CKI Nguyễn Thanh Phương

Hiên nay Khoa Tai Mũi Họng của Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu đã triển khai thêm hệ thống nội soi TMH nhi. Nhằm giúp phát hiện sớm bệnh viêm tai giữa trẻ em và tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Khách hàng có nhu cầu khám, nội soi, tư vấn và điều trị cho bé hãy đến Phòng khám Tai Mũi Họng , Khoa Khám Đa Khoa hoặc Phòng khám Tai Mũi Họng Nhi (Lầu 1) Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu.

 

Wildcard SSL