MASSAGE TRỊ LIỆU CHO THAI PHỤ

CN. Đặng Thị Thùy Linh, ĐD Trưởng, Khoa Khám bệnh Sản Phụ khoa, BVQT Phương Châu

*Chuyên mục chăm sóc mẹ & bé an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế - Nhật Bản tại Phương Châu*

Không dừng lại ở hành trình vượt cạn, “An toàn sản khoa theo tiêu chuẩn Nhật Bản” tại Phương Châu được bắt đầu ngay từ những ngày đầu thai kỳ của mẹ. Chú trọng ứng dụng bài bản các phương pháp được chuyển giao từ quá trình hợp tác với đối tác Nhật Bản, Phương Châu đã, đang và luôn nỗ lực để có thể đồng hành cùng mẹ chăm sóc thai kỳ toàn diện.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường xuyên lo lắng về sức khỏe của bé, sự thay đổi của cơ thể và tỉ ti các nỗi lo không tên về ngày vượt cạn. Để tiếp thêm sức mạnh cho cả tinh thần lẫn thể chất của mẹ, phương pháp Massage trị liệu cho bầu sẽ giúp mẹ thư giãn hơn, giảm căng thẳng và đau mỏi khi mang thai.

Không chỉ là “Liều thuốc bổ” của riêng mẹ bầu…Massage đúng cách cũng đem lại một số lợi ích cho thai nhi. 

*Lợi ích cho mẹ:

  • Tăng tuần hoàn máu và đào thải chất độc,
  • Giảm đau nhức, phù nề,
  • Thư giãn, giảm căng thẳng, ổn định hormone,
  • Cải thiện được quá trình sinh con,

* Lợi ích cho bé:

Massage cũng tác động trực tiếp lên thai nhi giúp bé thư giãn, từ đó có thể kích thích lên hệ thần kinh giúp bé cảm nhận được rõ hơn những tiếp xúc ở bên ngoài.

Một vài nghiên cứu chứng minh rằng: Massage khi mang thai làm thay đổi đáng kể sự điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, gia tăng dopamine và serotonin, giảm norepinephrine và cortisol - Sự thay đổi hormone này giúp mẹ giảm stress và lo lắng.

Bên cạnh đó, massage còn có thể làm gia tăng tuần hoàn máu, giúp giảm sưng, đau ở các khớp – tình trạng thường gặp ở mẹ bầu do việc giảm lưu thông máu dẫn tới việc ứ đọng tuần hoàn ở các khớp.

Tuy massage đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho mẹ và bé trong thời gian mang thai, nhưng trong một số trường hợp cụ thể sau, thực hiện massage bầu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn:

+ Đang trong 3 tháng đầu thai kỳ

+ Thai phụ đang gặp tình trạng đau bụng, ra huyết, nghén

+ Đang gặp các bệnh lý về da: phát ban, viêm da…

+ Cao huyết áp

Bắt nguồn từ sự thấu hiểu và yêu thương dành cho hành trình thiêng liêng của người phụ nữ, Phương Châu vẫn đang không ngừng nỗ lực chuyển giao những phương pháp, kỹ thuật mới nhất, tiên tiến nhất từ Sản khoa Nhật Bản về với Việt Nam.

Vì thai kỳ nào cũng vô cùng quý giá, mẹ bầu nào cũng xứng đáng được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao để có một cuộc vượt cạn vuông – tròn hạnh phúc.

------------

ÁP DỤNG BÀI BẢN NHỮNG KỸ THUẬT MASSAGE CỦA NHẬT BẢN

Thông qua phương pháp sờ nắn toàn thân trong quá trình massage trị liệu, các nữ hộ sinh sẽ xác định xem có bộ phận nào trong cơ thể bị đau hay bất thường gì không để kịp thời hỗ trợ. Điều này cũng tạo nền tảng cho cuộc vượt cạn của mẹ phần nào được diễn ra thuận lợi hơn khi sức khỏe được cải thiện qua từng ngày.

Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện:

Bước 1: Ấn hơi mạnh toàn lòng bàn chân.

Khi mẹ bầu có cảm giác đau hay săn cứng lại thì chính là dấu hiệu cho thấy mẹ đang mệt mỏi hoặc căng thẳng

Bước 2: Thực hiện xoay cổ chân từ ngoài vào trong và ngược lại

Cần xác định tính linh hoạt của cổ chân của mẹ bầu trước khi thực hiện. Trong trường hợp cứng chân, NHS sẽ đánh giá tình trạng sức khoẻ và phần bụng của mẹ. Nếu không có gì bất thường, mẹ sẽ được khuyến khích đi bộ khoảng 30 phút, thỉnh thoảng ngồi xổm xuống và đề nghị vận động chẳng hạn như quay cổ chân.

Bước 3: Nắn bắp chân và massage

Để cổ chân cố định, thực hiện kéo nhẹ từ cổ chân cho đến mông

Bước 4: Nắn và massage mặt trong, mặt ngoài chân

- Thực hiện lần lượt ở mỗi chân các động tác sau:

  • Phía bên trong: để cổ chân cố định phía bên ngoài, massage theo hướng từ cổ chân bên trong đến vùng háng
  • Phía bên ngoài: để cổ chân cố định phía bên trong, massage theo hướng từ cổ chân đến mông.

Bước 5: Ấn các ngón tay

- Dùng ngón tay cái ấn toàn bộ vào lòng bàn tay

- Một tay nắm giữ cổ tay và tay còn lại thì ấn, kéo các đầu ngón tay

Bước 6: Giữ cổ tay cố định, kéo từ phần cổ tay lên đến bả vai

Sau khi làm động tác 5 và 6 cho một tay thì cũng thực hiện tương tự cho tay còn lại.

Bước 7: Ấn mở hai bả vai

- Hướng dẫn mẹ bầu nằm xuống giường, NHS sẽ đặt lòng bàn tay lên trên bả vai mẹ bầu, dùng sức nặng của bản thân để ấn nhẹ hai vai của mẹ bầu xuống. Nhờ việc giãn lồng ngực, luồng lưu thông không khí được thúc đẩy, cũng có liên hệ với việc cải thiện thiếu máu

- Đồng thời lúc này NHS cũng sẽ quan sát độ chênh lệch trái phải của việc mẹ bầu mở hai chân

Đặt vị trí trung tâm là phần đầu của mẹ để quan sát độ lệch phải, trái của đôi chân.

  • Sự chênh lệch trái phải của chân phản ánh sự biến dạng của xương chậu
  • Nếu hai chân mở không được rộng, mẹ nên tập duỗi thẳng chân để cơ thể được linh hoạt hơn

Bước 8: Massage và sờ nắn toàn đầu

- Hai bàn tay nắm tại, sử dụng các khớp đốt ngón tay, massage toàn đầu theo hướng ngang- dọc- chéo. Nếu có chỗ nào săn cứng hay đau thì rất có thể liên quan đến chứng mỏi mắt (do xem tivi, máy tính hay đọc sách nhiều), thiếu ngủ hay căng thẳng.

- NHS sẽ hướng dẫn mẹ bầu tự massage và duy trì hàng ngày (có thể thực hiện trước khi ngủ)

Bước 9: Massage và nắn vành tai

NHS sẽ nắm giữ tai ngoài (phần mềm), vừa kéo vừa ấn tai ngoài bằng ngón cái và ngón trỏ. Trường hợp có bị đau hay bị săn cứng thì có thể liên quan như sự mệt mỏi hay sự dẻo dai của cơ thể.

Bước 10: Massage và nắn vùng cổ, quai hàm, bám tận cơ ức đòn chũm

NHS sẽ vừa thực hiện massage-ấn-sờ vừa xem có sự khác biệt độ cứng của bên trái bên phải, hướng cổ hay độ lệch trái phải của khuôn mặt. Trường hợp có đau hay săn cứng thì có thể đang gặp vấn đề gì liên quan đến răng, săn cứng vai hay đau đầu

Bước 11: Kéo giãn cổ nhẹ ra

Dùng hai tay vừa nâng phần sau cổ và đầu, kéo giãn nhẹ phần cổ, ấn nhẹ phần trên đầu.

Bước 12: Massage và nắn bóp phần lưng

- Sử dụng toàn lòng bàn tay hoặc các khớp xương tay, massage toàn bộ phần lưng của mẹ bầu

- Dùng ngón tay cái ấn nhẹ khung xương từ đốt sống cổ-đốt sống ngực và đột sống lưng và vừa kiểm tra xem có lồi lõm, đau hay phần săn cứng gì không

- Trường hợp bị đau và săn cứng xương bả vai có thể là triệu chứng của việc bị cảm, căng thẳng hay lao động quá sức

Bước 13: Phương pháp sờ nắn lưng

- Trường hợp đau hay bị săn cứng ở đốt sống ngực thứ 7~9 thì sẽ có liên quan đến dạ dày

- Trường hợp đau hay bị săn cứng ở đốt sống ngực 11~12, đốt sống lưng 1 thì sẽ có liên quan đến thận

=> NHS nên hỏi thăm và trao đổi cùng mẹ bầu để tìm hiểu thêm về vấn đề sức khỏe đang gặp phải.

 

Tài liệu tham khảo: Trích trong cuốn sách NHỮNG GỢI Ý KỸ THUẬT HỘ SINH DỄ HIỂU BẰNG HÌNH ẢNH.

Wildcard SSL