LIÊN CẦU KHUẨN NHÓM B VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG LÊN THAI KỲ

 

 

 

 

 

Mẹ nhiễm GBS có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ. Do đó, biết được tình trạng sản phụ có nhiễm GBS trước sinh hay không giúp bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị nhằm làm giảm tỉ lệ lây nhiễm, đồng thời tăng cường theo dõi trẻ sau sinh để phát hiện sớm nhiễm trùng sơ sinh và điều trị kịp thời.

1. Liên cầu khuẩn nhóm B là gì?

Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B Streptococcus - GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường được tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của người phụ nữ và nó không được xem là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

 Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nhiễm GBS có thể gây những tác hại xấu đến cả mẹ và bé.

2. GBS có ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ khi mang thai không?

Hầu hết phụ nữ mang thai bị nhiễm GBS không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên nó làm gia tăng nguy cơ:

- Nhiễm trùng đường tiết niệu

- Vỡ màng ối

- Viêm nội mạc tử cung

- Nhiễm trùng vết mổ

- Thai chết lưu

- Sinh non

3. GBS ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh như thế nào?

GBS được xem là tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng sơ sinh như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, thậm chí là tử vong.

4. Mẹ nhiễm GBS sẽ lây truyền cho con ra sao?

Mẹ nhiễm GBS có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ. Do đó, biết được tình trạng sản phụ có nhiễm GBS trước sinh hay không giúp bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị nhằm làm giảm tỉ lệ lây nhiễm, đồng thời tăng cường theo dõi trẻ sau sinh để phát hiện sớm nhiễm trùng sơ sinh và điều trị kịp thời.

5. Xét nghiệm GBS được thực hiện như thế nào?

Thông thường, các bác sĩ sẽ tư vấn cho các mẹ bầu là chỉ định thực hiện xét nghiệm tầm soát GBS. Thời gian thực hiện là khi thai phụ mang thai từ 35 tuần đến 37 tuần 6 ngày (đơn thai), 32-34 tuần (đa thai), hoặc thai kỳ có dấu hiệu sinh non hoặc vỡ ối non và sau khi có được sự đồng thuận của thai phụ.

Mẫu xét nghiệm được lấy ở cùng đồ bên âm đạo và trực tràng bằng 1 que tăm bông nhỏ. Kết quả thường sẽ có sau khi lấy mẫu 1 tuần, trường hợp sinh non hoặc vỡ ối non sẽ có kết quả sớm hơn. 

6. Làm thế nào để bảo vệ mẹ và bé khi xét nghiệm GBS dương tính?

Khi kết quả xét nghiệm âm tính thì mẹ bầu hoàn toàn an tâm vì không bị nhiễm GBS. Tuy nhiên, khi kết quả xét nghiệm dương tính thì các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng.

Bác sĩ sẽ điều trị kháng sinh cho những sản phụ bị nhiễm trùng tiểu do GBS và yêu cầu kháng sinh dự phòng trong quá trình chuyển dạ cho những trường hợp sau:

  • Có xét nghiệm GBS trước sinh dương tính
  • Khi không có thông tin về tình trạng nhiễm GBS của sản phụ nhưng có vỡ ối hoặc chuyển dạ xảy ra trước 37 tuần thai kỳ hoặc tiền căn có con bị nhiễm trùng sơ sinh do GBS ở lần sinh trước.

7. Em bé có mẹ nhiễm GBS sau sinh có nên bú mẹ hay không?

Bà mẹ nhiễm GBS được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ như những bà mẹ khác. Cho con bú sữa mẹ đã được chứng minh không làm tăng nguy cơ nhiễm GBS.

8. Em bé có mẹ nhiễm GBS sau sinh sẽ được theo dõi như thế nào?

Bé có mẹ nhiễm GBS khi sinh ra sẽ được tăng cường theo dõi để phát hiện sớm ngay khi trẻ có các dấu hiệu bất thường.

Các dấu hiệu bất thường mà bố mẹ cần theo dõi tại nhà cho đến khi trẻ được 3 tháng tuổi:

- Thở rên, thở co kéo hoặc tiếng thở ồn

- Trẻ ngủ li bì hoặc kém đáp ứng

- Quấy khóc liên tục

- Trẻ trông yếu ớt hoặc giảm trương lực cơ bất thường

- Không bú tốt hoặc không nuốt được

- Sốt hoặc hạ thân nhiệt

- Thay đổi màu da như da nổi bông

- Nhịp tim hoặc nhịp thở nhanh hoặc chậm bất thường.

Tại BVQT Phương Châu, xét nghiệm GBS đã được đưa vào quy trình khám thai thường quy cho thai phụ 3 tháng cuối. Chúng tôi đã và đang áp dụng phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử - GBS real time PCR hiện đại với nhiều ưu điểm:

- Chi phí hợp lý

- Không đau so với phương pháp cấy truyền thống

- Thời gian trả kết quả ngắn

- Quá trình lấy mẫu, xét nghiệm và trả kết quả thực hiện ngay tại bệnh viện, không chuyển đến các đơn vị khác, đảm bảo chất lượng mẫu xét nghiệm.

Mặc dù xét nghiệm GBS hiện nay đã được thực hiện phổ biến ở nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu nên đi khám thai và làm xét nghiệm ở bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị và hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, việc tuân thủ khám thai đúng thời gian quy định cũng rất quan trọng. Chủ động bảo vệ bé bằng cách quản lý thai kỳ thông minh và toàn diện.

Quý mẹ bầu có thể tham khảo thêm thông tin về Chăm sóc thai kỳ toàn diện tại đây

Tổng đài 1900 54 54 66 sẵn sàng hỗ trợ các gia đình những thông tin cần thiết.

Wildcard SSL