KHÓC DẠ ĐỀ - ĐAU BỤNG COLIC

1. Bé dưới 3 tháng tuổi khóc nhiều có sao không?

- Tất cả trẻ mới sinh đều khóc nhiều hơn trong ba tháng đầu đời.

- Thời gian khóc trung bình trong ba tháng đầu khoảng 1-2 giờ/ ngày.

- Trẻ khỏe mạnh có thể khóc khi đói bụng, môi trường quá lạnh hoặc quá nóng, tã bị ẩm ướt do đi vệ sinh, khi có tiếng ồn hoặc khi gặp người lạ.

2. Khóc dạ đề hay hay đau bụng Colic, khóc 100 ngày là gì?

- Là thuật ngữ các bác sĩ sử dụng khi trẻ khóc nhiều hơn bình thường mà không có lý do rõ ràng trong 3 tháng đầu đời.

- Việc trẻ khóc tới 2 giờ mỗi ngày là điều bình thường, tuy nhiên trẻ khóc dạ đề thường khóc hơn 3 giờ/ngày, hơn 3 ngày/tuần. Những cơn khóc thường bắt đầu đột ngột và xảy ra vào buổi tối.

- Cơn khóc dạ đề thường tự hết khi bé được 3 hoặc 4 tháng tuổi.

3. Khóc dạ đề khác với khóc bình thường như thế nào?

- Cơn khóc kịch phát: thường có sự khởi đầu và kết thúc rõ ràng.

- Khóc của cơn Colic: to hơn, cao độ hơn, hỗn loạn và đau đớn hơn so với khóc thường.

- Trẻ có thể có các triệu chứng như đỏ bừng mặt, xanh xao, bụng chướng, co chân, nắm chặt các ngón tay, cứng và siết chặt cánh tay hoặc cong lưng.

- Khó dỗ dành cho trẻ nín khóc.

4. Tôi phải làm gì để bé ngừng khóc?

- Bác sĩ Nhi khoa Phương Châu khuyên ba mẹ nên thử nhiều cách khác nhau để giúp bé ngừng khóc, ví dụ như:

+ Sử dụng bình sữa để giúp bé không nuốt quá nhiều khí.

+ Cho bé ngồi dậy trong khi bú.

+ Bế bé trên tay nhiều hơn.

+ Địu bé phía trước.

+ Đưa bé đi dạo trên ô tô.

+ Cho bé tắm nước ấm.

+ Đặt bé vào xích đu.

+ Quấn bé theo hình hướng dẫn bên dưới.

+ Tạo tiếng ồn trắng như cho trẻ nghe tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi, tiếng máy sấy tóc…

+ Xoa bụng cho bé.

- Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc thay đổi sữa công thức của bé hoặc tránh ăn một số loại thực phẩm nếu mẹ đang cho con bú.

5. Khi nào tôi nên liên hệ bác sĩ?

- Gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu:

+ Bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt.

+ Khóc liên tục hơn 2 tiếng đồng hồ.

+ Không chịu ăn uống, nôn mửa hoặc đi đại tiện ra máu.

+ Không phản ứng với ba mẹ hoặc hành động bình thường.

+ Không tăng cân bình thường.

+ Nôn trớ nhiều sau khi bú, bị tiêu chảy hoặc khó đi tiêu.

+ Bé đã lớn hơn 4 tháng mà vẫn bị đau bụng.

+ Ba mẹ sợ rằng mình có thể đã làm tổn thương con khi dỗ bé nín khóc. Việc lắc, đánh hoặc tác động em bé có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng. Nếu ba mẹ nghĩ rằng mình có thể đã làm tổn thương con, thậm chí không cố ý, hãy gọi điện để được giúp đỡ.

+ Ba mẹ lo lắng khi bé quấy khóc hoặc không biết xử lý thế nào.

- Nếu ba mẹ cảm thấy mệt khi bé khóc nhiều, hãy nhờ người thân giúp trông trẻ để bạn có thể nghỉ ngơi một chút.

- Ba mẹ không được rung lắc trẻ khi dỗ dành, không được đánh hoặc làm tổn thương bé khi nóng giận vì không dỗ được trẻ nín khóc. Việc làm này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về não hoặc thậm chí tử vong.

______________

Liên hệ đặt lịch khám và điều trị:

* BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU

* Địa chỉ: số 300, Nguyễn Văn Cừ (nối dài), An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

* Tổng đài BVQT Phương Châu 1900 54 54 66

* Đặt lịch hẹn khám các chuyên khoa tại Phương Châu qua số 0907 939 346 hoặc link: https://bit.ly/PCDatlichkham

 

Wildcard SSL