HIỂU ĐÚNG VỀ TẮM & CHĂM SÓC RỐN CHO BÉ

Phần lớn các gia đình thường cho rằng tắm nhiều sẽ khiến bé bị nhiễm lạnh, tuy nhiên điều này lại hoàn toàn ngược lại, nếu không vệ sinh và tắm rửa cho bé thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phát triển và ảnh hưởng đến cơ thể bé.

Tắm bé mang đến những lợi ích gì?

- Giúp bé giảm các bệnh về da

- Giúp bé thoải mái, kích thích tuần hoàn

- Giúp bé phát triển trí tuệ và tăng cường sức đề kháng tốt nhất

- Tắm bé sẽ giúp cơ thể bé luôn sạch sẽ, thơm tho

Buổi tắm cho bé thường nên diễn ra vào thời điểm ấm nhất trong ngày, trước khi cho bé bú và phải đảm bảo nhiệt độ phòng ấm, tránh gió lùa. Một số vật dụng cần thiết cho buổi tắm ba mẹ cần chuẩn bị:

- Hai chậu sạch (hoặc thau)

- Nước tắm: ấm, nhiệt độ từ 35-370C (nhúng khủy tay vào nước thấy ấm vừa là được)

- 1 khăn tắm lớn, 1 khăn bông vừa, 3 khăn vải mềm

- Đồ dùng cho trẻ bằng vải cotton, nón (mũ) áo, tã

- Sữa tắm gội toàn thân, kem dưỡng ẩm

- Nước muối sinh lý 0,9%

Khi tắm bé, ba mẹ lưu ý một số điều sau nhé!

- Nên rửa mặt & gội đầu cho bé trước, lau khô rồi mới thực hiện tắm bé

- Bé sẽ được tắm khô từ ngày 1 – 3 và tắm ướt vào ngày thứ 4, 5 khi nội trú tại Phương Châu

- Lau khô cuống rốn ngay sau khi tắm bé và chăm sóc rốn đúng cách

- Vệ sinh mắt, mũi, tai của bé bằng nước muối sinh lý 

CHĂM SÓC RỐN CHO TRẺ SƠ SINH

Chăm sóc rốn cho bé là một bước vô cùng cần thiết để tránh bị nhiễm trùng, vì vậy ba mẹ cần phải biết phương pháp chăm sóc rốn đúng cách

- Giữ cuống sạch: dùng khăn sạch để vệ sinh hoặc rửa với nước sạch và lau khô bằng một miếng khăn cotton sạch. Không sử dụng xà phòng hoặc cồn để vệ sinh

- Giữ cuống rốn khô: không để tã/bỉm của bé phủ lên trên cuống rốn. Cho bé mặc quần áo thoáng mát để cuống rốn được thoáng khí.

- Chú ý khi tắm bé: Không nên nhúng cuống rốn của bé xuống nước cho đến khi bé rụng rốn

- Cẩn thận khi thay tã/bỉm: cuộn phần cạp của tã/bỉm xuống để tã/bỉm không đè lên vùng cuống rốn của bé. Khi thay tã/bỉm chú ý để phần dịch bẩn không chảy vào khu vực rốn của bé.

- Lựa chọn trang phục cho bé: áo và quần có thiết kế chừa ra phần cắt gần khu vực rốn, tránh mặc trang phục áo liền quần vì vùng rốn sẽ không được thoáng khí.

- Để cuống rốn rụng tự nhiên: cuống rốn khô và rụng ra, có thể sẽ thấy một chút máu rỉ ra hoặc một vài miếng mô nhỏ rơi ra ở vùng rốn, vết thương sau khi lành lại sẽ trở thành rốn của em bé. Thường sẽ mất khoảng 1 đến 2 tuần để lành lại hoặc lâu hơn

Đưa bé đến gặp bác sỹ nếu dây rốn không khô và rụng sau vài tuần. Ngoài ra, ba mẹ cần lưu ý 2 điều quan trọng sau:

* Không được băng rốn hoặc bụng của bé trong quá trình này

* Tránh động chạm chân rốn của con nếu không cần thiết.

DẤU HIỆU NHIỄM TRÙNG RỐN Ở TRẺ
Khi cuống rốn chưa rụng hẳn, ba mẹ cần đảm bảo rằng phần gốc rốn còn lại không bị nhiễm trùng. Nếu em bé bị sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp, ba mẹ sẽ phải cẩn thận hơn nếu cuống rốn rụng quá sớm bởi có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Tình trạng nhiễm trùng cuống rốn rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu có, gia đình có thể sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:

- Sưng hoặc đỏ vùng cuống rốn

- Thường xuyên chảy máu

- Chảy dịch/mủ màu trắng hoặc vàng

- Dịch chảy ra có mùi khó chịu + Nổi u, cục chứa đầy dịch

- Sốt trên 38 độ C

- Sưng vùng bụng

- Bé mệt mỏi, dễ bị kích động và ăn uống kém

Khi nhận thấy các dấu hiệu này, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ nhé!
Tài liệu: http://vienyhocungdung.vn/cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-201703111058101.htm

https://web.wpro.who.int/firstembrace/wp-content/uploads/2017/08/img-downloads-country_publications-eenc_clinical_pocket_guide_vnm.pdf

 

Wildcard SSL