HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM CÓ CẦN ĐIỀU TRỊ? – PHẦN 1

➡️Hẹp bao quy đầu là tình trạng hẹp lỗ mở của bao quy đầu làm cho bao quy đầu không thể tách rời khỏi quy đầu. Hầu hết bé trai sinh ra đều có bao quy đầu dài và hẹp.

🌸Theo BS.CKI. Hồ Thanh Út – Trưởng khoa Ngoại niệu, Nam học, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu: “Từ các nghiên cứu trên thế giới, có tới 96% bé trai sinh ra bị hẹp bao quy đầu, nhưng đến 1 tuổi tỷ lệ này giảm dần còn 50%, 3 tuổi còn 10% và dậy thì chỉ còn 1%. Tức là hẹp bao quy đầu sinh lý, theo thời gian có thể từ từ tuột lên.

Tuy nhiên, khoảng thời gian này khá dài, hơn nữa, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu tái đi tái lại, ảnh hưởng chức năng thận, suy thận, gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này và thậm chí dẫn tới ung thư dương vật.”

🆘Chính vì vậy, khi phát hiện trẻ bị hẹp bao quy đầu thông qua các dấu hiệu sau đây, gia đình nên sớm đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc đúng cách.

🔔Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị hẹp bao quy đầu:

✅Trẻ nhỏ rặn quấy khóc đỏ mặt mỗi lần tiểu hoặc trẻ hay đưa tay sờ bộ phận sinh dục do ngứa và viêm nhiễm.

✅Khi đi tiểu thấy bao quy đầu phồng lên.

✅Nhiều chất bợn trắng (Smegma) trong bao quy đầu.

✅Dùng tay không thể tuột bao quy đầu lên được hoặc tuột lên ít không tới rãnh quy đầu.

✅Rất nhiều bé trai không có những dấu hiệu trên và các bậc phụ huynh cho rằng bé đi tiểu bình thường nhưng khi khám sức khỏe, bác sĩ phát hiện bao quy đầu hẹp và rất nhiều chất bợn trắng trong bao quy đầu.

 

Wildcard SSL