Hành trình kiên cường - Từ mất mát đến hạnh phúc trọn vẹn

Sinh nở là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng tràn đầy niềm hạnh phúc khi đón thiên thần nhỏ chào đời. Tuy nhiên, không phải hành trình nào cũng suôn sẻ. Có những người mẹ đã trải qua những nỗi đau, mất mát, và những khoảnh khắc lo âu kéo dài, trước khi được ôm trong tay đứa con yêu thương của mình.

Một lần mất con là một lần đau đớn khôn nguôi

Năm 2012, chị C.T.T.A, quê ở Bạc Liêu, đã từng trải qua một lần sinh non khi thai mới chỉ 26 tuần. Ngôi sao may mắn không mỉm cười khi bé không thể ở lại với gia đình. Mất mát đó không chỉ là nỗi đau thể xác, mà còn là một vết thương lòng khó nguôi ngoai.

12 năm sau nỗi buồn mất con đầu đời

12 năm sau, niềm hy vọng lại nhen nhóm khi chị A. mang thai một lần nữa. Tuy nhiên, nỗi lo sợ vẫn luôn hiện hữu. Ở tuần thai thứ 16, để phòng ngừa nguy cơ sinh non, chị đã phải thực hiện thủ thuật khâu cổ tử cung dự phòng tại bệnh viện tỉnh nhà.

Đến tuần thai thứ 21, trong một lần khám tại bệnh viện ở Bạc Liêu, chị được Bác sĩ (BS) thăm khám và báo cổ tử cung chị đã mở rộng 2cm, nguy cơ sảy thai một lần nữa rất cao, cần phải đi lên bệnh viện tuyến trên càng sớm càng tốt. Nghe như “sét đánh ngang tai”, 2 vợ chồng lo lắng tột cùng, những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt buồn bã của chị A. Nhưng vẫn còn may mắn, nhờ được người thân giới thiệu BVQT Phương Châu (Cần Thơ) có thể điều trị, vì những trường hợp tương tự chị A. trước đây cũng được điều trị thành công. Ngay trong ngày chị A. và chồng đã lập tức đến Phương Châu với hy vọng mong manh điều kỳ diệu sẽ đến với mình.

Sau thăm khám, BS. Linh đã hỏi thăm chị rất nhiều, BS lắng nghe, đồng cảm với 2 vợ chồng những khó khăn đã và đang gặp phải. Các BS tại bệnh viện đã cùng nhau đánh giá tình trạng của chị A., hội chẩn và đưa ra hướng điều trị rất cụ thể, chi tiết. BS. Linh còn căn dặn 2 vợ chồng, tình trạng hiện tại của ngoài điều trị bằng thuốc và các phương pháp khác thì vấn đề tâm lý của người mẹ là vô cùng quan trọng; nếu lo lắng, sợ hãi, buồn rầu hay stress sẽ làm tăng nguy cơ sinh non lên [1]. Việc giữ cho tâm trạng ổn định, “CHẤP NHẬN” những gì đang diễn ra, “HIỂU BIẾT” tầm quan trọng của việc thăm khám định kỳ, tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của bác sĩ và tập trung “YÊU THƯƠNG BẢN THÂN”, suy nghĩ tích cực thì khó khăn nào rồi cũng sẽ qua; đó chính là cách tốt nhất bảo vệ chính mình và đứa con bé bỏng trong bụng. Sau hơn 1 tuần, 2 tuần, rồi 4, 8, 10 và 16 tuần,... 4 tháng trôi qua với rất nhiều lần thăm khám, nhiều biện pháp điều trị bổ sung, điều kỳ diệu cũng đã đến được với 2 vợ chồng và gia đình.

Hạnh phúc mỉm cười với người mẹ kiên cường

Nhờ sự đồng hành tận tâm của các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế, chị A. đã vượt qua mọi thử thách và sinh con an toàn ở tuần thai thứ 37. Bé yêu chào đời khỏe mạnh, cân nặng 3.2 kg - là món quà vô giá mà chị đã kiên cường gìn giữ trong suốt một hành trình dài đầy cam go.

Câu chuyện này không chỉ là minh chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng mà còn là lời khẳng định cho vai trò quan trọng của đội ngũ y tế trong việc bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Nhờ sự tận tâm, chuyên môn cao và tình yêu nghề, các bác sĩ đã cùng chị vượt qua mọi khó khăn, mang lại niềm hạnh phúc trọn vẹn cho gia đình.

Hành trình của chị A. là một câu chuyện đầy cảm hứng, không chỉ cho những ai đang đối mặt với những khó khăn trong thai kỳ, mà còn cho toàn thể đội ngũ nhân viên y tế - những người luôn nỗ lực không ngừng để bảo vệ và chăm sóc cho sức khỏe của mẹ và bé. Phương Châu tin rằng, với lòng kiên trì và sự hỗ trợ chuyên nghiệp – tận tâm, mọi thách thức đều có thể vượt qua để đón chào cuộc sống mới với niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn.

[1] Caroline Lilliecreutz. Effect of maternal stress during pregnancy on the risk for preterm birth. BMC Pregnancy and Childbirth (2016). DOI 10.1186/s12884-015-0775-x

Tổng đài 1900 54 54 66 sẵn lòng hỗ trợ gia đình thông tin cần thiết.

Wildcard SSL