GIẢI TỎA TRĂN TRỞ VỀ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ SINH NON

Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh võng mạc (ROP, là viết tắt của Retinopathy of Prematurity). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cân nặng và tuổi thai lúc sinh thấp là hai yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Bên cạnh đó, trẻ sinh non còn đối mặt những nguy cơ như thiếu máu, tình trạng nhiễm trùng, khó thở và vấn đề tim mạch.

Trên toàn cầu, sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, hàng năm có khoảng 1 triệu trường hợp trẻ sơ sinh sinh non tử vong do các biến chứng của sinh non. Nhiều trẻ sinh non phải đối mặt với khuyết tật suốt đời, kể cả trong học tập, các vấn đề về thị giác và thính giác.

1. Tỷ lệ mắc bệnh lý võng mạc ở đối tượng trẻ sinh non là bao nhiêu?

Tỷ lệ hai trẻ sinh non thì một trẻ có khả năng mắc bệnh. Trẻ còn lại sẽ tiếp tục phát triển các mạch máu võng mạc như bình thường. Tuy nhiên, quá trình này sẽ kết thúc muộn hơn vài tuần so với ngày dự sinh ban đầu.

2. Các trường hợp bệnh võng mạc trẻ sinh non biến chứng nặng có phổ biến không?

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, trong số 14.000 trẻ sinh non ước tính mắc bệnh lý võng mạc ở Hoa Kỳ hàng năm, khoảng 1.100 đến 1.500 trẻ (chiếm 10%) phát triển bệnh cần can thiệp điều trị và có khoảng 400-600 trẻ sơ sinh bị mù do biến chứng của bệnh.

3. Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có thể cải thiện hay tự hồi phục không?

Cải thiện giai đoạnthoái triển" của bệnh, đây là một tín hiệu đáng mừng và thường xảy ra ở giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ (Giai đoạn 1 và 2). Nhưng ngay cả sau khi các mạch máu bất thường biến mất, các sẹo võng mạc vẫn cần được theo dõi chặt chẽ.

5. Bệnh luôn xảy ra ở cả hai mắt?

Điều này có thể xảy ra hoặc không. Mặc dù bệnh này thường ảnh hưởng đến cả hai mắt, nhưng đôi khi bệnh phát triển nặng hơn ở một mắt so với mắt còn lại. Hiếm khi bác sĩ chỉ cần điều trị một bên mắt.

6. Khả năng tầm soát bệnh võng mạc ở trẻ sinh non?

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, bệnh có thể được phát hiện với độ chính xác khoảng 99% khi khám võng mạc bằng công cụ khám chuyên dụng.

7. Khi nào trẻ sinh non nên sàng lọc & điều trị bệnh võng mạc?

Cho đến khi trẻ sinh non được 4 đến 9 tuần tuổi, việc sàng lọc bệnh mới bắt đầu. Điều đó có nghĩa là trẻ thường ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU) trước khi được khám sàng lọc lần đầu. Sau khi thăm khám, căn cứ vào tình hình bệnh mắt mà bác sĩ sẽ quyết định về thời gian khám tầm soát và chữa trị tiếp theo.

8. Phương pháp điều trị Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non?

90% trẻ sơ sinh sẽ mắc bệnh võng mạc dưới dạng nhẹ nên không cần điều trị sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ cao mắc một số vấn đề về mắt như cận thị, lác (mắt lé), nhược thị (mắt lười) và bệnh tăng nhãn áp.

10% trẻ sơ sinh bị mắc bệnh võng mạc nặng và cần được điều trị. Liệu pháp laser quang đông hoặc áp lạnh có thể giúp làm chậm hoặc đảo ngược sự tăng trưởng bất thường của mạch máu. Khi bệnh phát triển nặng, một số trẻ cần phải phẫu thuật mắt (bong võng mạc).

9. Bé sinh thiếu tháng, nhưng không phải sinh cực non thì sao?

Tất cả trẻ sinh dưới 38 tuần đều cần được kiểm tra mắt trong vòng một tuổi. Một số trẻ được phát hiện ROP hoặc cần phải theo dõi, ngay cả khi trẻ không bị ROP. Tuỳ vào kết quả khám hiện tại, mà bác sĩ sẽ chỉ định lần tái khám tiếp theo.

10. Có cách nào ngăn ngừa bệnh?

Quý gia đình nên đăng ký học các lớp học tiền sản tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu (trực tiếp và online) hoàn toàn miễn phí để nắm rõ các phương pháp chăm sóc thai kỳ khoẻ mạnh, an toàn.

11. Cần chú ý điều gì trên bệnh nhân ROP thoái triển?

Mặc dù ROP đã được điều trị hoặc thoái triển, vẫn cần được theo dõi suốt đời vì nguy cơ cận thị, nhược thị, bong võng mạc và đục thuỷ tinh thể sớm ở trẻ em.

Nguồn: https://tinyurl.com/2szujgwd

Wildcard SSL