GIẤC NGỦ & NHỮNG ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE THAI KỲ

(Chuyên mục Túi mẹ bầu Phương Châu)

Với một chiếc bụng nặng nề chứa em bé ngày càng năng vận động bên trong thì việc tìm một tư thế nằm thoải mái cũng đã trở nên bế tắc…

Kèm theo các vấn đề như: đi tiểu giữa đêm, chuột rút (vọp bẻ), ợ nóng, rồi những suy nghĩ lo lắng miên man… sẽ ít nhiều quấy rầy giấc ngủ của mẹ bầu.

Tìm giải pháp thích hợp để có giấc ngủ trọn vẹn, êm ái và đủ giấc là việc cần làm lúc này với các mẹ bầu.

Khi nói về TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẤC NGỦ, chúng ta cần lưu ý!

Ngay cả khi rất khó để có được một giấc ngủ ngon, thì bạn cũng hãy ưu tiên dành ít nhất bảy – tám tiếng một đêm cho giấc ngủ.

Bởi giấc ngủ rất cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục. Đó là lúc bộ não bạn sắp xếp, dọn dẹp cơ sở dữ liệu thần kinh, giúp bạn cảm thấy sảng khoái, suy nghĩ rõ ràng hơn. Khi ngủ, các mạch máu sẽ tự phục hồi – một điều đặc biệt quan trọng, bởi chúng phải chịu áp lực gia tăng từ lưu lượng máu tăng thêm để nuôi dưỡng em bé.

Giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng hormone tăng trưởng giúp bé phát triển.

Còn NHỮNG GIẤC NGỦ NGẮN VÀO BAN NGÀY thì như thế nào?

Hãy lắng nghe cơ thể bạn!

Nếu bạn không ngủ đủ vào ban đêm, hãy nghỉ ngơi hoặc chợp mắt khi có thể vào ban ngày để cảm thấy sảng khoái hơn.

Thu xếp thời gian ngủ phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân và em bé.

VÌ SAO?

Thiếu ngủ vào những tuần cuối thai kỳ có thể khiến bạn phải trải qua quá trình chuyển dạ dài hơn, tăng nguy cơ sinh mổ. Điều này là bởi cơ thể bạn không đủ khỏe khoắn để đáp ứng được những đòi hỏi nặng nề của việc chuyển dạ

Cùng tham khảo những LỜI KHUYÊN CỦA BS GIÚP mẹ bầu NGỦ NGON HƠN TRONG THAI KỲ nhé!

- CHỌN TƯ THẾ NGỦ: bằng cách ưu tiên tư thế giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất, không mỏi, không khó thở và ngủ ngon giấc.

Còn các chuyên gia khuyên mẹ bầu có thể nằm nghiêng sang bên trái giúp tăng lưu lượng máu tới thai nhi, kê một chiếc gối nhỏ bên dưới bụng, một chiếc gối khác giữa hai chân sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

THƯ GIÃN TRƯỚC KHI NGỦ: tránh những hoạt động nặng hay căng thẳng trước khi đi ngủ như tính toán sổ sách, sử dụng máy tính, xem phim hành động, tập thể dục nặng…

Thay vào đó, bạn có thể ngồi thiền, hít thở sâu, ngâm chân nước ấm, hay tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng… Đây là một trong những cách giúp giảm các triệu chứng khó chịu gyaa khó ngủ như: chuột rút, đầy bụng, khó tiêu…

- ĐIỀU CHỈNH ĐỒNG HỒ SINH HỌC: bằng cách đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày. Hãy cố gắng tuân thủ theo lịch đó dù bạn bị “quyến rũ” thức trễ hơn với những hoạt động vui chơi khác vào cuối tuần.

- THAY ĐỔI KHÔNG GIAN PHÒNG NGỦ như: một chút thay đổi cho căn phòng mát mẻ, gọn gàng hơn với chăn mịn, gối êm sẽ giúp bạn thư thái, giấc ngủ từ đó cũng đến dễ dàng hơn. Bởi bạn thường cảm thấy nóng nực hơn khi mang thai

- KIỂM SOÁT LO ÂU, quý trọng giấc ngủ của mình, mẹ bầu nhé!

Thai kỳ không chỉ mang lại những thay đổi lớn về thể chất, mà tinh thần và cảm xúc của mẹ bầu cũng phong phú hơn. Những vui mừng, háo hức xen lẫn hồi hộp, lo lắng khiến bạn thao thức. Hãy chia sẻ những nỗi lo ấy với người bạn tin tưởng, hoặc viết chúng ra giấy để được giải tỏa.

- TỪ BỎ THUỐC LÁ VÀ RƯỢU BIA: để tránh gây hại cho cả mẹ và bé. Hút thuốc lá khiến bạn có nhiều khả năng bị các vấn đề về hô hấp. Rượu có thể làm bạn buồn ngủ nhanh, nhưng lại có nguy cơ khiến bạn rối loạn giấc ngủ và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

Cùng chuyên mục Túi mẹ bầu Phương Châu tìm hiểu các giải pháp khắc phục để có giấc ngủ ngon và khoa học nhé!

* TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Nguồn: babycenter.com, whattoexpect.com, kidshealth.org, thebump.com, tudu.com.vn

Wildcard SSL