DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ NHỎ - CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ

Theo thống kê có khoảng 5% trẻ sơ sinh mắc dị tật dính thắng lưỡi, trong đó tỷ lệ ở bé trai nhiều hơn bé gái. Ở nhiều trường hợp trẻ sơ sinh khi sinh ra đã bị dính thắng lưỡi. Đây là một dị tật bẩm sinh nhẹ, do dây thắng lưỡi bị ngắn và làm hạn chế những cử động bình thường của đầu lưỡi.

  1. Nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ bằng cách nào?

Trẻ sơ sinh dính thắng lưỡi có thể được phát hiện trong thăm khám định kỳ sau sinh. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ không đi thăm khám, ba mẹ có thể quan sát biểu hiện bất thường ở trẻ để có thể nhận biết và đưa trẻ đi kiểm tra.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ và độ tuổi của trẻ mà có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài như:

  • Dây thắng lưỡi bị ngắn một cách bất thường
  • Dây thắng lưỡi bị dính vào ngay cạnh đầu lưỡi hoặc đầu lưỡi
  • Trẻ không thể đưa lưỡi chạm vào răng cửa hàm trên
  • Không thể đưa đầu lưỡi ra khỏi răng cửa hàm dưới quá 1 - 2 mm
  • Gặp phải khó khăn khi đưa lưỡi chuyển động sang 2 bên
  • Đầu lưỡi có hình dạng trái tim khi trẻ khóc
  • Răng cửa hàm dưới có xu hướng nghiêng hoặc hở
  • Trẻ khó khăn trong việc bú và phát âm

  1. Ảnh hưởng của tật dính thắng lưỡi đến trẻ

Dính thắng lưỡi là một dị tật không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời có thể khiến trẻ gặp một số ảnh hưởng như:

  • Ảnh hưởng về phát âm: trẻ gặp nhiều khó khăn khi nói, làm cho giọng nói bị ngọng
  • Ảnh hưởng về thể chất: trẻ khó khăn khi nuốt do lưỡi bị co khiến trẻ biếng bú, chán ăn, ảnh hưởng cân nặng, chiều cao
  • Ảnh hưởng về thẩm mỹ: răng cửa hàm dưới của trẻ bị nghiêng hoặc có khe hở.
  1. Chẩn đoán và điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ.

Việc chẩn đoán xác định dính dây thắng lưỡi rất quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị cho trẻ. Có thể chẩn đoán bằng cách đo chiều dài của dây thắng lưỡi từ chỗ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi, nếu nhỏ hơn 16mm thì có nghĩa trẻ đã bị dính thắng lưỡi.

Tật dính dây thắng lưỡi ở trẻ nhỏ có những mức độ sau:

  • Độ 1: Bị dính nhẹ với độ dài 12- 16 mm
  • Độ 2: Bị dính nhẹ với độ dài 8 -11 mm
  • Độ 3: Bị dính nhẹ với độ dài 3- 7 mm
  • Độ 4: Bị dính nhẹ với độ dài dưới 3 mm.

Trẻ bị dính dây thắng lưỡi ở độ 1 và độ 2 cần theo dõi thêm, trường hợp dính dây thắng lưỡi ở độ 3 và độ 4 thì cần phải phẫu thuật dính thắng lưỡi. Tuy nhiên để xác định có cần phải phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ hay không thì cần phải đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và chẩn đoán đúng tình trạng.

Ba mẹ hãy đưa trẻ đến Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu Sóc Trăng để kiểm tra khi trẻ có những biểu hiện của tật dính thắng lưỡi nhé!

Tổng đài 1900 54 54 66 (phím 3) sẵn sàng hỗ trợ ba mẹ các thông tin cần thiết.

Wildcard SSL