CN. Nguyễn Thị Linh Phương

 

Cũng như thời kỳ mang thai, bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có sức khỏe tốt và dòng sữa ngọt ngào cho bé yêu khỏe mạnh.

https://lh3.googleusercontent.com/-kW99Sj5d6DQ/VyAs2L_UA1I/AAAAAAAAKDU/PHbstb6EW1wsHr3I9M33brTVgdXRCB9wACCo/s800/image001.jpg

(Nguồn hình: Internet)

 

Để đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ mẹ cần biết các chất nào phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ và các chất không phụ thuộc để bổ sung đầy đủ và hợp lý.

https://lh3.googleusercontent.com/-KiHJQev6Zyk/VyAs2YvXtlI/AAAAAAAAKDU/jCngQQTUfZYW2EekoHF-b6n7NkNweTCcgCCo/s800/image002.jpg

 

Các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất (trong tiếng Anh gọi chung là micronutrient) phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người mẹ:

Để đảm người mẹ được bổ sung đầy đủ các chất để sữa mẹ đủ chất cho bé yêu thì cần phải biết các chất nào phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người mẹ.

- VITAMIN A (retinol): đóng vai trò quan trọng đối với thị giác của bé, duy trì cấu trúc da, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bộ xương, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Vitamin A trong sữa mẹ được lấy từ nồng độ vitamin A trong máu của mẹ. Do đó, mẹ cần bổ sung các thực phẩm màu đỏ giàu vitamin A và uống bổ sung vitamin để tăng lượng vitamin A trong sữa mẹ.

- VITAMIN D: giúp hấp thu tốt canxi, cần cho việc hình thành và phát triển xương, tạo tế bào. Mẹ có thể bổ sung vitamin D từ các loại cá béo như cá ngừ, cá thu và cá hồi. Ngoài ra một số sản phẩm sữa, nước cam, sữa đậu nành và ngũ cốc, gan bò, pho mát, lòng đỏ trứng cũng có lượng vitamin D dồi dào.

- VITAMIN E: giúp bảo vệ lớp màng các tế bào khỏi bị oxy hoá, lão hoá, giảm stress (intrapatrum stress). Trong chế độ ăn uống thông thường của mẹ, cũng dễ dàng có đủ vitamin E cho mẹ và con. Đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương,.. là các thực phẩm giàu vitamin E.

- VITAMIN K: giúp đông máu. Trẻ sơ sinh được tiêm vitamin K một lần duy nhất ngay sau khi sinh. Sau đó, trẻ sẽ nhận vitamin K từ sữa mẹ và không cần bổ sung nữa. Mẹ được khuyến khích ăn nhiều rau quả có màu xanh: rau cải bó xôi, basil (húng quế), cải xoăn, dưa chuột, cần tây...

- VITAMIN C: giúp chống oxy hoá, hấp thụ chất sắt, chống dị ứng và tăng sức đề kháng. Cơ thể bé không tự tạo vitamin C, mà chỉ nhận được vitamin C từ sữa mẹ, do đó phụ thuộc trực tiếp vào khẩu phần ăn của mẹ. Chỉ vitamin C từ thực phẩm mới giúp gia tăng lượng vitamin C trong sữa mẹ. Mẹ cần ăn nhiều rau củ, trái cây màu xanh, màu vàng, màu cam giàu vitamin C như bông cải xanh, cải, đu đủ... (ngoại trừ họ cam chanh có nhiều axit có thể làm nóng dạ dày, đặc biệt các bé bị trớ nhiều, hoặc trào ngược thực quản).

- VITAMIN B (các loại B1, B2, B6, B12...): giúp chuyển hoá năng lượng trong tế bào, tạo máu và hỗ trợ hệ thần kinh khỏe mạnh. Mẹ cần ăn các thực phẩm giàu vitamin B như: chuối, khoai tây, ngũ cốc, gạo lứt, các sản phẩm sữa, các loại đậu, thịt gà, cá hồi,…

- MUỐI VÀ CLO (Sodium, Cloride): cần để sát trùng và chống viêm cho mẹ và bé. Khi mẹ bị viêm tuyến sữa, nồng độ muối trong sữa mẹ tăng lên giúp chống viêm cho mẹ và bé có thể bú mẹ bình thường.

- I-ỐT: vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động.... Mẹ cần ăn các thức ăn giàu i-ốt như cá biển, hải sản, rong biển và muối i-ốt. Ở những vùng thiếu i-ốt, bà mẹ cần được uống bổ sung i-ốt.

- FLUOR: một vi chất dinh dưỡng tham gia vào các quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng của bé. Nhiều nơi có nguồn nước đã bổ sung fluor, hoặc mẹ có thể bổ sung bằng một vài loại thực phẩm như khoai lang, cà chua, khoai tây, cà rốt, bột mỳ, hành tây, đậu tương, chuối tiêu, bưởi, cá thu, cá trích, dưa chuột, nấm mỡ, súp lơ...

Một số chất có hàm lượng ổn định, chủ yếu được sản xuất trong nang sữa, không phụ thuộc vào chế độ dinh của người mẹ khi cho con bú: chất đạm (protein), chất bột đường (carbohydrate), chất béo, canxi, sắt, đồng, kẽm. Mặc dù các chất này không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ, nhưng mẹ vẫn phải bổ sung đầy đủ để bổ sung vào cơ thể hàm lượng đã được lấy để tạo sữa.


Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý? 

- Năng lượng mà bà mẹ cho con bú cần thêm khoảng 500 Kcal/ngày trong thời gian cho con bú (500 Kcal + khoảng 2000 Kcal nhu cầu năng lượng của người trưởng thành bình thường, tuy nhiên lượng calories này có thể nhiều hơn hay ít hơn tuỳ từng người). Mức này chỉ áp dụng đối với bà mẹ có sức khỏe và thể trạng bình thường. Các trường hợp bà mẹ suy nhược, sức khỏe yếu thì cần ăn với chế độ riêng theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Các bữa ăn cần phải phong phú, đa dạng, đầy đủ các nhóm thực phẩm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé.

- Bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, canxi và các dưỡng chất giúp mẹ khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái, hệ thống hocmon và nội tiết tố vận hành tối ưu, để có sữa mẹ dồi dào cho bé yêu, và tránh suy dinh dưỡng, thiếu canxi, thiếu máu, loãng xương,.. trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

- Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày.

https://lh3.googleusercontent.com/-wm0au6I7EgE/VyAs2WMojII/AAAAAAAAKDU/-iTlHYF0Ph880_M644YCrphBG5Hp7V-ZwCCo/s640/image004.png

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.who.int/nutrition/publications/cf_dev_countries_chap4.pdf
http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/23743/1/B130_11-en.pdf?ua=1&ua=1
http://americanpregnancy.org/first-year-of-life/whats-in-breastmilk/
http://www.ykhoa.net/duoc/sudungthuoc/27_124.htm
http://suckhoedoisong.vn/vi-chat-dinh-duong-voi-co-the-tre-em-n80357.html
http://suckhoedoisong.vn/mot-so-vi-chat-dinh-duong-voi-tang-truong-va-phat-trien-n70606.html

 

Wildcard SSL