DỊCH CÚM MÙA SẮP VÀO GIAI ĐOẠN CAO ĐIỂM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

 

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường như mưa nhiều, độ ẩm cao tạo điều kiện cho các virus gây các bệnh về đường hô hấp trong đó có virus cúm gây bệnh cúm mùa.

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, chủ yếu là các chủng cúm A(H1N1), cúm A(H3N2), cúm B và cúm C. Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới.

Bệnh cúm mùa có xu hướng lan rộng thành dịch vào mùa đông xuân và có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua không khí, giọt nhỏ di chuyển trong không khí theo các giọt nước li ti bắn ra khi người nhiễm cúm bị ho, hắt hơi hay nói chuyện. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây thành dịch ở các mức độ khác nhau: đại dịch, dịch, dịch nhỏ tại địa phương và tản phát, gây nên các gánh nặng lớn về kinh tế.

Thêm vào đó, cũng vào thời điểm giao mùa này hệ hô hấp của nhiều người bị suy giảm đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Một số trường hợp diễn tiến nặng người mắc cúm mùa người bệnh có thể tử vong hoặc gây sẩy thai ở sản phụ.

CÁC DẤU HIỆU NGHI NGỜ NHIỄM CÚM

- Sốt

- Viêm long đường hô hấp: sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho.

- Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi.

- Triệu chứng về tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

         AI CÓ NGUY CƠ NHIỄM CÚM?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm virus cúm kể cả những người đang khoẻ mạnh. Người bệnh có thể bị các biến chứng nặng thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

         CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH CÚM

* Tại cộng đồng

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm;

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng;

- Tránh tập trung nơi đông người;

- Vệ sinh đường hô hấp khi ho, khạc;

- Tiêm chủng vắc xin cúm hàng năm.

* Tại bệnh viện

- Dự phòng bằng thuốc kháng virus cho các đối tượng nguy cơ cao;

- Cách lý người bệnh, đeo khẩu trang cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị;

- Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh, quần áo và dụng cụ của người bệnh;

- Nhân viên y tế sử dụng các phương tiện phòng hộ khi chăm sóc người bệnh;

- Giám sát nhân viên y tế đã tiếp xúc người bệnh.

         VẮC XIN PHÒNG BỆNH CÚM

         Ai nên tiêm ngừa cúm?

Bất kỳ lứa tuổi nào từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm vắc xin cúm, đặc biệt là các nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao:

- Phụ nữ mang thai và dự định mang thai;

- Người chăm sóc trẻ dưới 6 tháng tuổi;

- Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi;

- Người trên 65 tuổi;

- Cán bộ y tế;

- Người có bệnh lý nền mạn tính;

- Người có tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm.

         Vắc xin cúm có hiệu quả như thế nào?

- Bảo vệ bản thân trước các chủng cúm thường gặp hoặc tránh các thể cúm nặng nếu không may nhiễm bệnh.

- Phụ nữ có thai: giúp bảo vệ thai phụ trong quá trình mang thai (giảm nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sanh non) và sau sinh, tránh nhiễm trùng chéo cho người thân, bảo vệ trẻ sau sinh trong 6 tháng đầu đời.

- Giảm nguy cơ nhập viện do cúm, đặc biệt ở người già và trẻ em.

- Bảo vệ những người thuộc nhóm nguy cơ cao khỏi cúm nặng.

         “ BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU ĐANG CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC VACCINE  PHÒNG BỆNH CÚM CHO TRẺ TỪ 6 THÁNG TRỞ LÊN VÀ NGƯỜI LỚN ”

Wildcard SSL