ĐỂ CÓ CUỘC VƯỢT CẠN AN TOÀN - NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG

Giải tỏa được những lo lắng ở giai đoạn gần cuối thai kỳ, các gia đình cần chuẩn bị tốt về mặt mọi mặt gồm: kiến thức, tâm lý, theo dõi tốt tại nhà, kịp thời đến với bác sĩ và bệnh viện trong trường hợp cần thiết, những sự lựa chọn an toàn và phù hợp cùng với bác sĩ Sản khoa về phương pháp sinh, nơi sinh…

BS.CKII. Lê Chí Công đã hướng dẫn dễ hiểu cho các thai phụ về những lưu ý quan trọng để sẵn sàng vượt cạn an toàn, “mẹ tròn con vuông” như sau:

1/ CƠN GÒ CHUYỂN DẠ & CỬ ĐỘNG THAI là 2 yếu tố quan trọng bác sĩ cần bạn hiểu đúng và theo dõi tốt. CƠN GÒ CHUYỂN DẠ giúp các gia đình sẵn sàng cho một cuộc sinh kịp thời & CỬ ĐỘNG THAI cho bạn biết sức khỏe và sự an toàn của con trong bụng.

Cơn gò là yếu tố quyết định cuộc sanh. Thai phụ cần phân biệt được đâu là cơn gò sinh lý thường xuất hiện trong thai kỳ không đáng lo ngại và đâu là cơn gò báo hiệu chuyển dạ.

- CƠN GÒ SINH LÝ có biểu hiện: lâu lâu có 1 cơn, không có tính chu kỳ và cũng không gây đau (đôi khi mang lại chút cảm giác khó thở)

- CƠN GÒ CHUYỂN DẠ cũng tương tự vậy nhưng lặp đi lặp lại đều đặn, càng lúc càng tới nhiều hơn và khoảng cách giữa các cơn gò càng ngày càng gần hơn. Với Sản khoa, cơn gò làm xóa mở cổ tử cung qua nhiều lần thăm khám của bác sĩ mới được xem là cơn gò báo hiệu chuyển dạ.

Có điều lo lắng rằng, nếu cơn gò chuyển dạ đến trước 37 tuần thai, có nghĩa là bạn đang đối mặt với nguy cơ sinh non. Do vậy, bạn cần tìm đến bác sĩ Sản khoa hoặc bệnh viện để thăm khám và chỉ định xử trí an toàn.

- ĐẾM CỬ ĐỘNG THAI: bình thường sẽ là hơn 4 lần trong 1 giờ. Tiêu chí để tính 1 cử động thai chỉ cần là những di chuyển nhẹ của thai, không nhất thiết phải là những cử động mạnh.

Trường hợp đếm cử động thai của con trong 2 giờ liền không đáp ứng trong giới hạn bình thường như trên thì mẹ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra sớm. Điều chúng ta lo lắng tình trạng suy thai thì nếu được phát hiện sớm vẫn có thể nhanh chóng đưa bé ra ngoài.

2/ Ngoài ra, CẢM GIÁC ĐAU cũng là một trong những yếu tố có nhiều lưu ý cho các gia đình bầu 

Chúng ta nên hiểu rằng, cảm giác đau và giới hạn đau ở mỗi thai phụ là không giống nhau. Vậy nên không thể dựa vào cảm giác đau để dự đoán tiến triển của cuộc sanh.

Cơn gò mới là dấu hiệu đúng và cần được quan tâm hơn cảm giác đau bụng. Rất có thể, với một số người, cảm giác đau bụng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn, đến khi sắp sinh, mót rặn mới có cảm giác đau.

Đặc biệt với các gia đình ở xa nơi sinh hoặc thai phụ sinh con rạ - con lần 2 trở đi (có diễn tiến cuộc sinh nhanh hơn con so), việc dựa vào dấu hiệu chuyển dạ đúng-cơn gò đúng sẽ giúp các gia đình thu xếp thời gian và sự chuẩn bị đi đến bệnh viện sinh tốt hơn, kịp lúc và an toàn hơn.

Trong Livestream vừa qua, bác sĩ Chí Công cũng đã trả lời nhiều câu hỏi hay của các gia đình như:

- Những gia đình ở xa lo lắng việc thu xếp tới bệnh viện, cần lưu ý những điều gì?

- Thai phụ ở những tháng cuối thai kỳ cần lưu ý những điều gì? (tăng trọng của con, nước ối, tim thai, tăng trọng của mẹ, cử động thai, cơn gò…)

- Hiểu về cổ tử cung nở và nở bao nhiêu phân tương ứng với diễn tiến cuộc chuyển dạ như thế nào?

- Bác sĩ khuyên gì về sự chọn lựa sinh thường hay sinh mổ, băn khoăn của hầu hết mẹ bầu?

- Lựa chọn nơi mình sẽ sinh nên lưu ý và cân nhắc những yếu tố nào?

Mời xem và nghe bác sĩ hướng dẫn qua livestream có chủ đề: ĐỂ CÓ CUỘC VƯỢT CẠN AN TOÀN CÙNG BS.CKII. Lê Chí Công, Trưởng Khoa Cấp Cứu Sản - Phòng Sanh, BVQT Phương Châu

Wildcard SSL