Nếu thai chưa chuyển dạ, việc đánh giá sẽ được dựa vào việc đếm cử động thai, NST (NonStress Test), BPP (Biophysical Profile), thể tích dịch ối, siêu âm Doppler... 

Nếu đã có chuyển dạ, việc đánh giá sẽ được dựa vào màu sắc nước ối, nhịp tim thai qua CTG (Cardiotocography), cơn co tử cung, độ mở cổ tử cung…

Tại BVQT Phương Châu, khi tuổi thai từ 32 tuần trở lên, thai phụ đến khám sẽ được theo dõi bằng cách đặt monitoring sản khoa (NST hoặc CTG).


1/ NST hoặc CTG là gì?

NST hoặc CTG là hai hình thức đánh giá sức khỏe thai nhi thông qua đặt monitoring sản khoa.

- NST (Nonstress Test): được thực hiện khi chưa có cơn gò tử cung. Việc đánh giá dựa vào giả thuyết nếu sức khỏe thai nhi bình thường thì khi có cử động thai sẽ làm nhịp tim thai tăng đáp ứng.

http://phuongchau.com/images/baiviet/khoa_san_phong_sanh/danh-gia-suc-khoe-thai-nhi/Hinh_01.png

NST trường hợp song thai

 

- CTG (Cardiotocography): được thực hiện khi có cơn gò tử cung. Trên giấy monitoring sẽ ghi nhận lại diễn biến của nhịp tim thai và cơn gò tử cung. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tiên lượng sức khỏe thai nhi và xem xét có duy trì tiếp việc theo dõi chuyển dạ cho thai phụ hay không?

http://phuongchau.com/images/baiviet/khoa_san_phong_sanh/danh-gia-suc-khoe-thai-nhi/IMG_05052014_164203.jpg

CTG của một trường hợp chuyển dạ

 

2/ Việc đặt NST và CTG có lợi ích gì?

Đây là cách giúp theo dõi và đánh giá sức khỏe thai nhi. Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, bản thân người mẹ có thể cảm nhận được cử động của thai nhi. Bình thường thai nhi có chu kỳ thức ngủ từ 20 - 75 phút.

Tại BVQT Phương Châu, chúng tôi thường tiếp nhận những trường hợp thai phụ đi khám với lý do KHÔNG THẤY THAI CỬ ĐỘNG. Trong những trường hợp này, chúng tôi cho siêu âm và tất nhiên cần đặt máy monitoring sản khoa (NST/ CTG). Dựa vào kết quả của NST/CTG, bác sĩ sẽ tư vấn rõ tình trạng thai nhi của thai phụ.


3/ Thai phụ có cần thiết phải lặp lại NST/ CTG ở mỗi lần khám không?

Rất cần thiết. NST có giá trị đánh giá sức khỏe thai nhi trong một tuần. Nếu thai nhi của bạn không thuộc thai kỳ nguy cơ cao thì sẽ được đặt NST mỗi tuần. Nếu thai nhi thuộc nhóm thai kỳ nguy cơ cao như: đái tháo đường, tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung…thì BS sẽ đặt NST/ CTG kiểm tra mỗi tuần 2 lần.


4/ Đặt NST/ CTG có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các dụng cụ dùng để đặt NST/ CTG là dụng cụ đặt ngoài thành bụng, không gây ảnh hưởng đến thai nhi và cả thai phụ.

http://phuongchau.com/images/baiviet/khoa_san_phong_sanh/danh-gia-suc-khoe-thai-nhi/Do_NST_CTG.jpg

 

Wildcard SSL