Đái tháo đường thai kỳ tầm soát thế nào?

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một thể của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa trong thai kỳ và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), tỷ lệ thai phụ mắc ĐTĐTK năm 2021 tại Việt Nam tăng lên 21,8%. Tỷ lệ này cao gấp 5 lần so với giai đoạn 2001 - 2004, tức là cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người mắc bệnh. Thai phụ cần được tầm soát và điều trị sớm ĐTĐTK để dự phòng các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bài viết được cố vấn nội dung bởi BS. CKI. Nguyễn Huỳnh Thanh Thanh, Trung tâm Nội tiết, BVQT Phương Châu.

Đái tháo đường thai ký là một thể của bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng ĐTĐ trước đó. Bệnh thường được phát hiện ở tuần thai thứ 24 - 28. Sản phụ mắc ĐTĐTK không đồng nghĩa trước đó đã mắc hoặc sẽ mắc bệnh ĐTĐ sau sinh. Một số ít trường hợp sản phụ mắc ĐTĐ thai kỳ sẽ tiến triển thành ĐTĐ tuýp 2.

Nguyên nhân là trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ tiết ra một vài hormone khiến cơ thể sản xuất ít hoặc sử dụng insulin không hiệu quả (tăng đề kháng với insulin). Insulin có vai trò kiểm soát lượng đường trong máu. Khi cơ thể thai phụ không thể sản xuất đủ lượng insulin, lượng đường trong máu tăng cao gây nên bệnh ĐTĐ thai kỳ.

Tại sao chúng ta cần phải tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

Nếu được phát hiện sớm và kiểm soát tốt, thai phụ có thể hoàn toàn an tâm sinh con hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, ĐTĐTK có thể làm gia tăng các tai biến sản khoa cho cả mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng của bệnh ĐTĐTK đối với mẹ:

+ Tăng huyết áp.

+ Nguy cơ tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần người không mắc bệnh.

+ Băng huyết sau sinh.

+ Tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết.

+ Hôn mê do tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết.

+ Sinh khó.

+ Tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, thai lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm mẹ và bé.

+ Nhiễm trùng hệ niệu.

+ Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, nguy cơ bệnh tim mạch về lâu dài sau sinh bé.

Ảnh hưởng của bệnh ĐTĐ lên thai nhi và lâu dài:

+ Thai to: thường gặp, một số ít trường hợp thai nhỏ hơn tuổi thai.

+ Dị tật thai nhi.

+ Suy hô hấp thai nhi.

+ Đột tử thai nhi trong bụng mẹ hoặc trong thời gian sơ sinh.

+ Nguy cơ trẻ béo phì, đái tháo đường và tăng nguy cơ tim mạch về sau.

Những ai cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

Bệnh ĐTĐTK có thể gặp ở bất kỳ thai phụ nào. Đặc biệt là ở nhóm thai phụ có nguy cơ cao như:

+ Thế hệ thứ nhất trong gia đình có người mắc ĐTĐ.

+ Tuổi từ 35 trở lên.

+ Có bệnh lý tự miễn hay điều trị corticoid trước đó.

+ Hội chứng buồng trứng đa nang.

+ Tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.

+ Thừa cân, béo phì, ít vận động.

+ Tiền căn sinh con 4kg hay có bệnh ĐTĐ thai kỳ ở lần mang thai trước.

+ Tiền căn có rối loạn dung nạp glucose hoặc HbA1C ≥ 5.7%.

+ Tình trạng đề kháng insulin: béo phì, dấu gai đen.

Phương pháp thực hiện tầm soát đái tháo đường thai kỳ:

Để chẩn đoán chính xác ĐTĐTK, bác sĩ sẽ sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose ở tất cả thai phụ vào tuần thứ 24 - 28, kể cả không có tiền sử mắc ĐTĐ trước đó. Thai phụ được hướng dẫn uống uống 75g Glucose (thực hiện buổi sáng lúc bụng đói sau khi ngủ dậy ít nhất 8 giờ ). Sau đó, bác sĩ sẽ lấy máu xét nghiệm ở ba thời điểm. Tương ứng với mỗi thời điểm có chỉ số ngưỡng đường huyết quy định. Khi có từ 1 giá trị vượt ngưỡng quy định thì thai phụ được chẩn đoán mắc ĐTĐTK.

Các thông số

Kết quả

Đường huyết tương lúc đói

≥ 5.1 mmol/L

Đường huyết 1h sau uống 75g glucose

≥ 10 mmol/L

Đường huyết tương sau 2h uống 75g glucose

≥ 8.5 mmol/L

Khi mắc ĐTĐTK, thai phụ không nên lo lắng vì nếu được kiểm soát và điều trị tốt thì các con sinh ra sẽ hoàn toàn khỏe mạnh. Mẹ bầu nên tuân thủ điều trị và hướng dẫn theo dõi từ bác sĩ. Đặc biệt là tuân thủ chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, kiểm soát cân nặng hợp lý.

Dưới đây là bảng khuyến cáo tăng cân cho phụ nữ có bệnh ĐTĐTK:

Chỉ số BMI  (BMI = cân nặng: chiều cao* chiều cao)

Tăng cân khuyến cáo

< 18.5

12.5-18kg

18.5-22.9

11.5- 16 kg

23- 24.9

7-11 kg

≥ 25

4.5-9 kg

Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu là địa chỉ tin cậy tiếp nhận khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến nội tiết như đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ, bệnh tuyến giáp, bệnh tim mạch và các bệnh rối loạn chuyển hóa, hormone khác. Trung tâm đã phối hợp các chuyên khoa Sản - Nhi theo dõi và điều trị mẹ tròn con vuông cho nhiều trường hợp mắc ĐTĐTK diễn tiến nặng. Tầm soát ĐTĐTK được đưa vào quy trình khám thai thường quy cho các mẹ bầu từ tuần thai thứ 24 – 28.

Đến với Trung tâm nội tiết BVQT Phương châu, bạn sẽ được đồng hành bởi đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, tim mạch cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên y tế còn lắng nghe và cá thể hóa điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân, kết hợp tâm lý liệu pháp và thay đổi lối sống để bệnh nhân an tâm phối hợp điều trị.

Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu tiếp nhận khám và điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 (nhấn phím 1) để được hỗ trợ thông tin.

Wildcard SSL