Đái tháo đường có thể điều trị khỏi hoàn toàn được không? 

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2021, cả thế giới có 537 triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tức là cứ 10 người thì có 1 người mắc ĐTĐ. Con số này được dự đoán là 643 triệu người vào năm 2030 và 783 triệu người năm 2045. Đái tháo đường gây ra cái chết cho khoảng 6,7 triệu người năm 2021, tức là cứ mỗi 5 giây có một người chết vì căn bệnh này. 

Bài viết được cố vấn nội dung bởi BS. Lê Thị Như Quỳnh, Khoa Nội, Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc 

Đái tháo đường có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?
Đái tháo đường có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Đái tháo đường là gì? 

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường máu mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. 

Những triệu chứng nào khiến bạn nghi ngờ có thể bạn đang mắc bệnh 

+ Thường xuyên cảm thấy khát nước. 

+ Tiểu nhiều. 

+ Thường cảm thấy đói 

+ Mắt nhìn mờ 

+ Vết thương lâu lành. 

+ Ngứa, đau hoặc tê ở bàn tay/ bàn chân. 

Phân loại 

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nguyên nhân do khiếm khuyết về tiết insulin, lượng insulin tiết ra không đủ hoặc cả hai. Bệnh có 2 thể chính: 

Đái tháo đường type 1 

Trong thể bệnh này, tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy dẫn đến không thể tự sản xuất insulin. Cơ thể thiếu insulin dẫn đến không thể kiểm soát được lượng đường trong máu dẫn đến bệnh ĐTĐ. Phần lớn ĐTĐ type 1 thường gặp ở người trẻ tuổi. 

Đái tháo đường type 2 

Trong thể bệnh này, tuyến tụy vẫn tiết ra insulin nhưng có sự suy giảm hoặc cơ thể không phản ứng với insulin (kháng insulin) dẫn đến lượng đường trong máu không được kiểm soát. 

Ngoài hai thể trên, ĐTĐ còn có một thể bệnh xảy ra trong thai kỳ. Khi mang thai cơ thể người phụ nữ tiết nhiều hormone kháng insulin như estrogen, progesterone. Khi sự đề kháng quá mức dẫn đến cơ thể không tiết ra đủ insulin để điều hòa lượng đường trong máu. Tình trạng này có thể hết sau khi sản phụ sinh con nhưng cũng có một số trường hợp sẽ tiển triển thành ĐTĐ type 2. 

Các yếu tố nguy cơ 

+ Tuổi >= 45 tuổi đối với đái tháo đường type 2. 

+ Thể trạng thừa cân, béo phì 

+ Có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ. 

+ Người có thói quen ít hoạt động thể lực. 

+ Có kết quả xác định tiền ĐTĐ. 

+ Tiền sử ĐTĐ thai kì hoặc sinh con nặng >4 kg. 

+ Tăng huyết áp. 

+ Rối loạn mỡ máu. 

+ Hội chứng buồng trứng đa nang. 

Phương pháp chẩn đoán  

Tùy từng trường hợp lâm sàng, bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán bệnh dựa trên các yếu tố 

+ Triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân có biểu hiện 4 nhiều (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều) trong thời gian gần đây. 

+ Xét nghiệm glucose máu đói lúc đói hoặc Hba1c vượt ngưỡng quy định. 

+ Kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose kết quả vượt ngưỡng quy định. 

Biến chứng  

Lượng đường trong máu nếu không được kiểm soát đầy đủ trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: 

+ Biến chứng cấp tính: hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm ceton acid, hạ đường huyết nặng. Các biến chứng này nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. 

+ Biến chứng mạn tính: trên tim mạch (tăng huyết áp, suy tim, đột quị..), mắt (đục thủy tinh thể, glaucoma, bệnh võng mạc..), thận, thần kinh, bệnh nhiễm trùng. 

Phương pháp điều trị 

+ Điều trị bằng thuốc: các thuốc viên hạ đường huyết. 

+ Tiêm insulin. 

Tùy nhiên, để điều trị hiệu quả đái tháo đường thì việc tuẩn thủ dùng thuốc thôi là chưa đủ mà cần phải kết hợp với phương pháp thay đổi lối sống. Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp giảm cân, tập thể dục, hạn chế rượu, bia, thuốc lá... sẽ giúp duy trì và nâng cao hiệu quả điều trị. 

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường và biến chứng 

Đối với người chưa mắc bệnh, đây là điều thật may mắn. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường bằng những biện pháp sau đây: 

+ Dinh dưỡng hợp lí, tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt, trái cây, rau củ. 

+ Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. 

+ Giảm cân với những người thừa cân, béo phì. 

+ Tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày. 

+ Xem xét dùng thuốc điều trị với những trường hợp tiền đái tháo đường. 

Còn đối người đã mắc bệnh thì bằng cách suy nghĩ tích cực, lạc quan, giải quyết vấn đề một cách đơn giản, khoa học, bệnh nhân ĐTĐ có thể lấy lại niềm vui trong cuộc sống. Từ đó, giúp nâng cao sự tuân thủ và cải thiện hiệu quả điều trị và giúp phòng ngừa biến chứng. 

Bệnh đái tháo đường có thể điều trị khỏi không? 

Bệnh ĐTĐ là một bệnh mãn tính và bệnh nhân có thể phải sống chung với nó suốt đời. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh bệnh ĐTĐ có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ở giai đoạn mới khởi phát, khi bệnh nhân sử dụng thuốc thì các triệu chứng gần như biến mất. Hoặc bệnh nhân xét nghiệm máu thấy đường huyết ở ngưỡng bình thường. Nhưng điều này không có nghĩa là bệnh đã hoàn toàn biến mất.  

Nhiều người nghĩ rằng bệnh đã khỏi hẳn nên không tuân thủ dùng thuốc nữa. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì sẽ làm đường huyết tăng trở lại và làm nặng thêm tình trạng bệnh. Vì vậy, bệnh nhân ĐTĐ cần phải tuân thủ điều trị lâu dài. Đặc biệt là phải thường xuyên tái khám định kỳ để kiểm tra lượng đường trong máu và phát hiện biến chứng để kịp thời điều trị. 

Trung tâm nội tiết BVQT Phương Châu tiếp nhận khám và điều trị bệnh đái tháo đường
Trung tâm nội tiết BVQT Phương Châu tiếp nhận khám và điều trị bệnh đái tháo đường

Tại trung tâm Nội Tiết BVQT Phương Châu, điều trị bệnh ĐTĐ được cá thể hóa cho từng bệnh nhân. Trong quá trình điều trị, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân được theo dõi và thay đổi cho phù hợp với điều kiện sức khỏe. Đồng thời điều trị cũng chú trọng đến tâm lý liệu pháp. Các bác sĩ chủ động lắng nghe và đồng hành với sự lo lắng, trăn trở của bệnh nhân. Từ đó có lời khuyên hợp lý để bệnh nhân an tâm tin tưởng và tuân thủ phối hợp điều trị. 

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 (nhấn phím 1) để được hỗ trợ thông tin. 

Wildcard SSL