CUỘC SINH MỔ BẮT BÉ TRONG SẢN KHOA DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

          BS. Phan Thị Thanh Hằng, Khoa Khám bệnh Sản Phụ khoa, BVQT Phương Châu

“Mang thai” rồi sẽ “sinh thường?” hay “sinh mổ?” là câu hỏi hiện diện thường trực trong hầu hết mẹ bầu và các gia đình. Sinh mổ thì sẽ như thế nào? Khi đó người mẹ và gia đình cần chuẩn bị những gì? Loại gây mê nào sẽ được thực hiện? Quá trình phục hồi như thế nào?...

Mời các mom và gia đình xem thêm chi tiết phần hướng dẫn về y khoa của các bác sĩ Sản khoa Phương Châu để vững tâm và tự tin hơn trước khi bước vào cuộc mổ để được gặp con yêu.

1. SINH MỔ LÀ GÌ?

Sinh mổ là việc sinh em bé thông qua các vết rạch ở bụng và tử cung của người mẹ.

2. NHỮNG LÝ DO SINH MỔ LÀ GÌ?

Những tình huống sau đây là một số lý do tại sao sinh mổ được thực hiện:

- Quá trình chuyển dạ không thành công. Các cơn co thắt có thể không mở đủ cổ tử cung để em bé di chuyển vào âm đạo.

- Quan tâm đến sức khỏe của thai nhi. Ví dụ, dây rốn có thể bị chèn ép hoặc theo dõi có thể phát hiện nhịp tim thai bất thường.

- Đa thai: nếu một phụ nữ mang song thai, có thể cần phải sinh mổ nếu trẻ sinh quá sớm, không ở vị trí tốt trong tử cung hoặc nếu có các vấn đề khác. Khả năng sinh mổ tăng lên theo số lượng trẻ sơ sinh mà một phụ nữ đang mang.

- Các vấn đề với nhau thai

- Cân nặng của bé vượt mức cho phép sinh ngã âm đạo

- Ngôi thế bất thường

- Nhiễm trùng ở người mẹ, chẳng hạn như vi rút suy giảm miễn dịch ở người hoặc mụn rộp…

- Tình trạng sức khỏe của mẹ, chẳng hạn như: bệnh đái tháo đường hoặc huyết áp cao… (tùy theo cân nhắc của bác sĩ)

3. SINH MỔ CÓ CẦN THIẾT KHÔNG NẾU TÔI ĐÃ TỪNG SINH MỔ TRƯỚC ĐÓ?

Những phụ nữ đã từng sinh mổ trước đó có thể sinh ngã âm đạo. Quyết định này phụ thuộc vào loại vết mổ trong lần sinh mổ trước, số lần sinh mổ trước đó, liệu bạn có mắc bất kỳ điều kiện nào khiến việc sinh con qua đường âm đạo trở nên rủi ro hay không, bệnh viện nơi mà bạn sinh con, cũng như các nhân tố khác… Lúc này người mẹ và gia đình có thể nói chuyện với bác sĩ Sản Phụ khoa về các lựa chọn của mình.

4. TÔI CÓ THỂ YÊU CẦU SINH MỔ KHÔNG?

Một số phụ nữ có thể yêu cầu sinh mổ ngay cả khi sinh ngã âm đạo là một lựa chọn. Quyết định này nên được cân nhắc cẩn thận và thảo luận với bác sĩ của bạn. Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, quá trình sinh mổ cũng không thể tránh khỏi những rủi ro và biến chứng cần xem xét. Thời gian nằm viện của bạn có thể lâu hơn so với sinh ngã âm đạo. 

Ngoài ra, phụ nữ sinh mổ càng nhiều thì nguy cơ mắc một số bệnh lý và các vấn đề với lần mang thai sau này càng cao. Đây có thể không phải là một lựa chọn tốt cho những phụ nữ muốn sinh thêm con và chỉ được sinh mổ lấy thai chủ động khi thai từ 39 tuần trở lên.

5. SINH MỔ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Trước khi bạn sinh mổ, nhân viên y tế sẽ chuẩn bị các công đoạn cần thiết cho bạn sẵn sàng bước vào cuộc phẫu thuật:

- Một đường truyền tĩnh mạch sẽ được đưa vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay của bạn. Điều này cho phép bạn truyền dịch và thuốc trong quá trình phẫu thuật. 

- Bụng của bạn sẽ được rửa sạch và lông mu của bạn có thể được cắt hoặc tỉa, được sát trùng bằng Povidine giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Sau đó, một ống thông được đặt vào niệu đạo của bạn để dẫn lưu bàng quang nhằm giữ cho bàng quang trống rỗng làm giảm nguy cơ bị thương trong khi phẫu thuật.

6. LOẠI GÂY MÊ NÀO SẼ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT?

Bạn sẽ được gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống. Nếu gây mê toàn thân, bạn sẽ không tỉnh táo trong quá trình sinh nở. Nếu gây tê ngoài màng cứng hoăc tê tủy sống thì sẽ làm tê nửa người dưới và bạn vẫn còn nhận thức được bác sĩ chạm vào người nhưng không có cảm giác đau.

Hình minh họa phương pháp gây tê tủy sống cho một cuộc phẫu thuật bắt bé tại Phương Châu 

7. THỦ TỤC ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Một vết cắt (rạch) được thực hiện qua da của bạn và thành bụng. Đường rạch da có thể theo chiều ngang (ngang hoặc "bikini") hoặc dọc. Các cơ ở bụng của bạn được tách ra và có thể không cần phải cắt. Một vết rạch khác sẽ được thực hiện trên thành tử cung. Vết rạch trên thành tử cung cũng sẽ theo chiều ngang hoặc chiều dọc.

Em bé sẽ được sinh ra qua các vết mổ, dây rốn sẽ được cắt rốn chậm, đợi đến khi dây rốn ngừng đập mới cắt và sau đó nhau thai sẽ được lấy ra. Tử cung sẽ được khâu lại bằng các mũi khâu bằng chỉ tự tiêu trong cơ thể. Các mũi khâu được sử dụng để đóng da bụng của bạn.

Hình minh họa các đường rạch da (ngang hoặc dọc) cho cuộc sinh mổ lấy thai

8. CÁC BIẾN CHỨNG LÀ GÌ?

Một số biến chứng xảy ra ở một số ít phụ nữ và thường dễ điều trị:

- Sự nhiễm trùng

- Mất máu

- Cục máu đông ở chân, các cơ quan vùng chậu hoặc phổi

- Tổn thương ruột hoặc bàng quang

- Phản ứng với thuốc hoặc với thuốc gây mê được sử dụng

9. TÔI NÊN MONG ĐỢI ĐIỀU GÌ SAU KHI MỔ LẤY THAI?

Nếu bạn tỉnh táo cho ca phẫu thuật, bạn có thể ôm con ngay lập tức theo phương pháp “da kề da”. Huyết áp, nhịp mạch, nhịp thở, lượng máu chảy và vùng bụng của bạn sẽ được kiểm tra thường xuyên.  Bạn sẽ được đưa đến phòng hồi sức (hậu phẫu) sau khi kết thúc cuộc mổ từ 4 - 6 giờ. Bạn có thể bắt đầu cho con bú những giọt sữa đầu tiên.

Bạn có thể cần phải nằm trên giường cho đến khi rút sonde tiểu. Trong vài lần đầu tiên bạn ra khỏi giường, nhân viên y tế hoặc người thân sẽ giúp bạn tập ngồi dậy tại chỗ, tập đi quanh giường có tay cầm, khi đã quen và không còn cảm giác chóng mặt, bạn có thể tự đi lại.

Ngay sau khi phẫu thuật, ống thông được rút ra khỏi bàng quang. Vết mổ bụng sẽ đau trong vài ngày đầu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho bạn sau khi thuốc tê hết tác dụng. 

Thời gian nằm viện sau khi sinh mổ thường là từ 4 đến 5 ngày. Thời gian lưu trú của bạn tại bệnh viện sẽ phụ thuộc vào lý do sinh mổ và thời gian cơ thể bạn phục hồi. 

10. TÔI NÊN MONG ĐỢI ĐIỀU GÌ TRONG QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI?

Trong khi bạn phục hồi, những điều sau có thể xảy ra:

- Chuột rút nhẹ, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú

- Chảy máu hoặc tiết dịch trong khoảng 4 - 6 tuần

- Chảy máu với cục máu đông và chuột rút

- Đau vết mổ

- Để ngăn ngừa nhiễm trùng, trong vài tuần sau khi sinh mổ, bạn không nên đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo hoặc quan hệ tình dục. Trong thời gian này, người mẹ cần dành thời gian để chữa lành vết thương và hồi phục tốt trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động gắng sức nào. Hãy đến bệnh viện hoặc liên hệ cho bác sĩ nếu bạn bị sốt, chảy máu nhiều, cơn đau trở nên nhiều hơn hoặc có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe.

Thương chúc những người mẹ sẽ trải qua một cuộc sinh nở “mẹ tròn con vuông” với tiến triển hồi phục tích cực, ổn định, tích cực. Phương Châu luôn sẵn sàng đồng hành cùng các mẹ và gia đình với bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì cần hỗ trợ.

Tổng đài Phương Châu: 1900 54 54 66

Cấp cứu Sản khoa Phương Châu: 02922 485 485

Wildcard SSL