Mùa xuân vui tươi và xinh đẹp đang chào đón mọi người, mọi nhà. Thế nhưng, vẫn có những nỗi lo lắng mang tên “mùa bệnh thủy đậu” bắt đầu từ khoảng tháng 1, sau đó tăng mạnh và đỉnh điểm rơi vào tháng 3. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với bóng nước từ người bệnh,… Tuy nhiên, Vẫn có những giải pháp dự phòng là tiêm ngừa vacxin và điều trị giảm nhẹ bằng thuốc kháng Virus (sau khi xác định được bệnh qua việc thăm khám trực tiếp).

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, do kẻ thù “Virus Varicella-Zoster” gây ra. Thủy đậu thường là bệnh lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng như: viêm não, nhiễm trùng da hoặc ảnh hưởng đến thai nhi ở phụ nữ mang thai. Mặc dù, tỷ lệ biến chứng thấp nhưng nếu mắc thủy đậu, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe, công việc, học tập, sinh hoạt và người thân xung quanh,… Người bệnh thường có những biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, trên da xuất hiện bóng nước rải rác toàn thân. Từ đó, bệnh có thể để lại sẹo trên người đã mắc bệnh.

Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 7 - 14 ngày, sau đó mới phát bệnh ra ngoài.

Do vậy, tiêm ngừa Vacxin sẽ là một giải pháp khá tối ưu để phòng bệnh vì:

- Không chỉ tự bảo vệ bản thân mà còn giúp bảo vệ người thân xung quanh

- Khi bạn tiếp xúc với người bị mắc bệnh thủy đậu trong thời gian ủ bệnh, vẫn nên tiêm vacxin để phòng ngừa hoặc giảm nhẹ mức độ bệnh cho bản thân

- Phụ nữ mang thai sẽ an tâm bảo vệ con yêu trong bụng trước mùa dịch Thủy đậu cận kề

Bs Trúc Giang, phụ trách Phòng khám Nhi Định kỳ, BVQT Phương Châu chia sẻ:

Có nhiều cấp độ phòng bệnh:

- Về phía cộng đồng trước thời điểm xảy ra dịch bệnh: mỗi chúng ta cần chủ động nâng cao kiến thức, tuyên truyền sâu rộng đến bạn bè, người thân các thông tin liên quan đến dịch bệnh

- Về phía bản thân mỗi chúng ta trước mùa dịch: cần tăng cường đề kháng, chú trọng vẹ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát. Chủ động tiêm ngừa trước thời điểm xảy ra dịch bệnh.

Ví dụ:

+ Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

+ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường

- Trường hợp xung quanh có dịch bệnh xảy ra: chúng ta cần tránh tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời tự trang bị những giải pháp phòng tránh hiệu quả cho bản thân và người thân.

Ví dụ: Sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng

- Trường hợp bạn bị mắc bệnh: cần theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng bệnh. Khám bệnh kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị. Đồng thời, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, cải thiện sức khỏe giúp phục hồi tốt sau điều trị bệnh

- Trường hợp xảy ra biến chứng, người bệnh cần được đưa đến các bệnh viện, cơ sở y tế kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng

Với những thông tin cơ bản về bệnh Thủy đậu và cách phòng tránh trước mùa dịch, ba, mẹ và gia đình có thể yên tâm hơn để bảo vệ con yêu của mình. Hy vọng, các siêu nhân nhí của chúng ta sẽ dũng cảm và khỏe mạnh hơn khi được chăm sóc tại Phòng khám Nhi Định kỳ dành cho trẻ lành mạnh, đảm bảo an toàn, không lây nhiễm với không gian thân thiện với thế giới trẻ con. Bên cạnh đó, Bác sĩ sẽ tư vấn, trao đổi thêm cùng quý phụ huynh về lịch tiêm ngừa cũng như tình trạng sức khỏe của bé vào những thời điểm giao mùa.

Để biết thêm thông tin về phòng khám, mời quý khách hàng liên hệ:

Wildcard SSL