CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT (GLYCEMIC INDEX - GI) CỦA THỰC PHẨM 

MẸ BẦU CẦN QUAN TÂM

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi BS. CKII. Nguyễn Duy Linh – Giám Đốc Y Khoa, Tập đoàn Y tế Phương Châu

Chỉ số đường huyết của thực phẩm là một chỉ số RẤT QUAN TRỌNG nhưng ít được mẹ bầu quan tâm. Việc mẹ bầu biết được ý nghĩa của các chỉ số đường huyết trong thức ăn hằng ngày để cân chỉnh hợp lí sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé. Hãy cùng lắng nghe lời khuyên của bác sĩ sản khoa Phương Châu về thông tin chỉ số đường huyết của thực phẩm qua bài viết dưới đây, các mẹ bầu nhé.
1. Chỉ số GI (Glycemic Index) là gì?

Chỉ số GI còn được biết đến với cách gọi là chỉ số đường huyết. Nó được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1981 bởi giáo sư người Canada, David Jenkins. Chỉ số GI được tính từ 0 đến 100 tương ứng với mỗi loại thực phẩm.

Hình 1: Chỉ số đường huyết (Glycemix Index) trong các loại thức ăn

Khi thai phụ bị đái tháo đường ăn nhóm thực phẩm có GI thấp, đường huyết sẽ tăng lên từ từ sau khi ăn và sau đó cũng sẽ giảm xuống một cách chậm rãi, giúp duy trì nguồn năng lượng và đường huyết ổn định.

Các loại thức ăn với chỉ số GI cao có chứa carbohydrate với tốc độ hấp thụ nhanh. Sau khi ăn những thức ăn này, lượng đường trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng nhưng cũng sẽ giảm nhanh ngay sau đó dẫn đến tình trạng đường huyết trong máu sẽ khó duy trì ổn định, lên xuống thất thường và ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi trong bụng mẹ (hình 3).

Chính vì lẽ đó, khi vừa phát hiện bị đái tháo đường thai kỳ, việc cần làm đầu tiên là bác sĩ sẽ khuyên các mẹ nên ăn nhiều nhóm thức ăn có chỉ số GI thấp và giảm các thức ăn có GI cao để giúp ổn định đường huyết của mẹ, giúp mẹ và thai nhi được an toàn, khỏe mạnh.

2. Thai phụ có nên lựa chọn thực phẩm chỉ dựa trên chỉ số GI?

     - Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm không nên là một chỉ số duy nhất để lựa chọn thực phẩm hay lên kế hoạch ăn uống bởi việc tuân thủ là không hề đơn giản, cũng như việc đo lường số lượng từng loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn cũng không phải là việc dể dàng.

     - Về cơ bản, thai phụ nên lựa chọn các thực phẩm tươi sống, hạn chế thức ăn đóng hộp, để lâu ngày. Bên cạnh đó, nên ăn thức ăn ít chất béo bão hoà, ít muối, ít ngọt và giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi…

     - Trong bữa ăn, nên có đầy đủ và cân đối giữa các loại thực phẩm theo nguyên tắc 1 phần 4: 1 phần tinh bột, 1 phần đạm và 2 phần rau, củ, quả.

3. Chỉ số GI của một số thực phẩm thông dụng tại Việt Nam [1]:

Nguồn [1]: https://viendinhduongtphcm.org/Media/Tai_lieu_chuyen_mon/Dinh_duong_noi_khoa/GI_GL.pdf

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

🏩 BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU

📍 Địa chỉ: 300 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. 

☎ Tổng đài hỗ trợ tư vấn: 1900 54 54 66 (nhấn phím 1).

📲 Đặt lịch hẹn khám các chuyên khoa tại Phương Châu qua số 0907 939 346 hoặc link: https://bit.ly/PCDatlichkham 

Wildcard SSL