CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ VẬN ĐỘNG PHÙ HỢP GIÚP ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT

Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) muốn kiểm soát tốt đường huyết cần phối hợp tốt cả phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc bao gồm luyện tập thể lực, dinh dưỡng hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu về những phương pháp không dùng thuốc giúp ổn định đường huyết trong bài viết dưới đây của ThS. BS. Hứa Thành Nhân, Trung tâm Nội tiết, BVQT Phương Châu.

Kiểm soát đường huyết tốt thì chỉ cần uống thuốc thôi là chưa đủ.
Kiểm soát đường huyết tốt thì chỉ cần uống thuốc thôi là chưa đủ

1. Duy trì hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực giúp làm cải thiện đường huyết, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trước khi bắt đầu chương trình luyện tập thể lực, bệnh nhân (BN) ĐTĐ nên được kiểm tra các biến chứng có thể ảnh hưởng bởi vận động thể lực cường độ cao như: bệnh mạch vành, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh ngoại biên và biến chứng bàn chân ĐTĐ.

Một số lưu ý khi vận động thể lực ở BN ĐTĐ:

+ Bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại biên cần mang giày phù hợp khi tập thể dục. Bên cạnh đó, việc tự khám chân hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa và phát hiện loét chân.

+ Tập luyện thể dục không làm nặng lên biến chứng võng mạc không tăng sinh. Tuy nhiên, với BN có biến chứng võng mạc tăng sinh nên tránh các hoạt động làm tăng huyết áp nhiều như cử tạ, thể thao đối kháng mạnh. Bởi vì các hoạt động này làm tăng khả năng xuất huyết dịch kính và bong võng mạc.

+ Bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc kích thích tiết insulin hoạt động thể lực làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Do đó, BN cần chú ý theo dõi đường huyết trước và sau tập.

Loại hình và và thời lượng hoạt động thể lực hợp lý

+ Bệnh nhân ĐTĐ nên duy tập thể dục 5 ngày mỗi tuần, tốt nhất là thể dục hết các ngày trong tuần.

+ Bệnh nhân nên chọn hình thức hoạt động thể lực phù hợp mà có thể duy trì lâu dài. Đi bộ là hình thức vận động thuận tiện về thời gian và không tốn chi phí. Thời gian đi bộ tổng cộng 150 phút
mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Có thể thay thế bằng cách chia nhỏ thời gian tập trong ngày. Ví dụ: đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của BN ĐTĐ

+ Bữa ăn luôn có canh, rau (chất xơ).

+ Nên bắt đầu bữa ăn bằng các món rau, tiếp theo là ăn cơm và các thức ăn khác.

+ Nên ăn chậm, nhai kỹ

+ Không nên bỏ bữa.

+ Ăn 3 bữa chính/ngày.

+ Nên ăn trái cây hơn uống nước trái cây.

+ Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.

+ Duy trì cân nặng hợp lý.

Đảm bảo đủ năng lượng được cung cấp từ thực phẩm

+ Glucid: 44 – 46% tổng năng lượng.

+ Lipid: 20 – 35% tổng năng lượng.

+ Protein: 15 – 20% tổng năng lượng.

Mức năng lượng của BN cần được cá nhân hóa dựa trên: thói quen ăn uống, tình trạng sức khỏe, cân nặng, thuốc đang điều trị…

3. Nguồn cung cấp năng lượng và các nhóm dưỡng chất trong phẩu phần ăn của BN ĐTĐ

Chất bột đường (Glucid)

- Nguồn gốc:

+ Ngũ cốc và các sản phẩm chế biến: cơm, cháo, bún, phở, bánh mì…

+ Khoai củ: Khoai mì, khoai lang, khoai sọ, từ, miến dong…

+ Hoa quả: các loại chuối, lê, xoài…

- Khuyến cáo lựa chọn thực phẩm:

+ Bữa ăn nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, khoai củ, bánh mỳ đen, hoa quả.

+ Nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt sấy khô, mật ong, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài…

+ Hạn chế sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh như: Khoai lang nướng, bánh mỳ, các loại đường, mật ong…

Chất béo (Lipid):

- Nguồn gốc:

+ Nguồn gốc động vật như: thịt, cá, bơ, sữa, phomat, lòng đỏ trứng gà.

+ Nguồn gốc thực vật như: dầu thực vật, lạc, vừng, đậu tương, cùi dừa, hạt dẻ.

+ Chất béo bão hòa có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.

+ Chất béo không bão hòa có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

- Lựa chọn thực phẩm:

+ Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa như: cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng.

+ Tránh ăn các thức ăn chiên rán nhiều, mỡ heo, da gà vịt, hạn chế ăn nội tạng động vật

+ Chọn các dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu đậu nành, dầu hướng dương…

+ Không nên sử dụng lại dầu đã sử dụng ở nhiệt độ cao: xào, rán…

Chất đạm (Protein):

- Nguồn gốc:

+ Nguồn gốc động vật: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, hến…

+Nguồn thực vật: đậu đỗ, lạc, vừng…

- Lựa chọn thực phẩm:

+ Tăng cường sử dụng cá và thủy hải sản.

+ Ăn các loại thịt bò, thịt lợn ít mỡ.

+ Ăn thịt gia cầm bỏ da.

Trái cây

+ Là nguồn cung cấp vitamin chính.

+ Ăn trái cây nên ăn nguyên múi, nguyên miếng không nên ăn nước ép trái cây vì quá trình chế biến đã bị mất chất xơ nên đường bị hấp thu nhanh hơn.

+ Không nên ăn hoa quả quá 20% mức năng lượng hàng ngày. Bởi vì quá mức sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa chất béo, chất bột đường.

+ Chọn những trái cây có chỉ số đường huyết thấp: ổi, lê, táo, cam.

+ Hạn chế trái cây có chỉ số tăng đường huyết cao: dưa hấu, vải, nhãn, xoài chính

Chất xơ

- Chất xơ có tác dụng giúp thức ăn ở dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu hóa tác dụng với thức ăn. Từ đó làm chậm tốc độ tiêu hóa, giải phóng Glucose vào máu một cách từ từ.

- Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng giảm hấp thu Cholesterol, chống xơ vữa động mạch, điều hòa nhu động ruột,

tác dụng hữu ích trong giảm táo bón và hạn chế các tác nhân ung thư trực tràng và đường ruột…

- Chất xơ có nhiều trong các phần như vỏ, dây, lá, hạt, … của các loại cây lấy quả, rau xanh và ngũ cốc.

Tại trung tâm Nội Tiết BVQT Phương Châu, điều trị bệnh ĐTĐ được cá thể hóa cho từng người bệnh. Các chế độ luyện tập, dinh dưỡng được bác sĩ thiết kế riêng phù hợp.

Trong quá trình điều trị, chế độ dinh dưỡng của người bệnh được theo dõi và thay đổi cho phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Đồng thời điều trị cũng chú trọng đến tâm lý liệu pháp. Các bác sĩ chủ động lắng nghe và đồng hành với sự lo lắng, trăn trở của người bệnh. Từ đó có lời khuyên hợp lý để người bệnh an tâm tin tưởng và tuân thủ phối hợp điều trị.

Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu tiếp nhận và điều trị bệnh đái tháo đường và các bệnh lý mãn tính khác
Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu tiếp nhận và điều trị bệnh đái tháo đường và các bệnh lý mãn tính khác

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 (nhấn phím 1) để được hỗ trợ thông tin.

Wildcard SSL