CHẾ ĐỘ ĂN CHO MẸ BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi BS.CKII. Nguyễn Duy Linh – Giám Đốc Y Khoa, TĐYT Phương Châu

Khi mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, một chế độ ăn uống hợp lí là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Hãy cùng lắng nghe lời khuyên của bác sĩ Phương Châu về chế độ ăn uống phù hợp với mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn uống thế nào?

- Khi mẹ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai, việc mẹ ăn những gì sẽ rất quan trọng đối với:

   + Sức khỏe của mẹ

   + Thai nhi đang lớn lên trong bụng từng ngày

   + Kiểm soát mức đường huyết tốt để ít ảnh hưởng đến thai nhi

- Việc ăn các loại thực phẩm sẽ cung cấp cho các mẹ năng lượng. Năng lượng này đến từ carbohydrate, protein và chất béo.

- Có rất nhiều thứ khác trong thực phẩm mà bạn cũng cần được bổ sung để cơ thể hoạt động tốt, như: vitamin và khoáng chất.

Ăn nhiều loại thực phẩm tốt khác nhau để có được mọi thứ cần thiết cho mẹ và bé khỏe mạnh.

- Ăn nhiều bữa nhỏ đều đặn, gồm 3 bữa ăn chính: sáng, trưa và chiều. Xen kẽ giữa các bữa chính là các bữa ăn phụ. Mỗi ngày nên ăn khoảng 6 cử.

- Trong mỗi bữa ăn chính và bữa phụ đều nên có ăn một ít thực phẩm chứa carbohydrate, nhưng không nên quá nhiều.

2. Thực phẩm chứa carbohydrate giúp đưa glucose vào máu mẹ:

- Carbohydrate là những chuỗi đường dài nối với nhau. Những chuỗi dài này được cơ thể tiêu hóa và chuyển thành glucose lưu hành trong máu. Mặc dù tất cả carbohydrate đều được cơ thể phân hủy thành đường, nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đều có vị ngọt (ví dụ như: cơm, bánh mì, khoai tây). Chính vì vậy, khi bị đái tháo đường thai kỳ, việc ăn cơm, bánh mì hay khoai tây… cần được hạn chế để làm giảm lượng đường trong máu.

-  Có bốn loại thực phẩm chính có chứa carbohydrate: 

    + Cơm, bánh mì hoặc ngũ cốc.

    + Hoa quả, trái cây.

    + Các loại sữa, sữa chua.

    + Các loại rau và đậu có tinh bột

- Những thứ rất ngọt, như: đường, mật ong, xi-rô, kẹo, bánh quy ngọt và đồ uống ngọt có quá nhiều đường. Nếu muốn sử dụng thì liều lượng chỉ nên sử dụng một ít. Riêng đối với đường, thì chúng ta có thể chỉ sử dụng một muỗng cà phê nhỏ.

Thực phẩm và đồ uống được đánh dấu là ăn kiêng hoặc “diet” thì có thể sử dụng được do ít ảnh hưởng đến mức đường huyết của mẹ.

Thực phẩm chứa ít carbohydrate những thực phẩm không làm tăng lượng đường trong máu của mẹ, bao gồm:

- Các loại rau: Hầu hết các loại rau không chứa nhiều carbohydrate nên chúng không làm tăng lượng đường trong máu mẹ. Chúng có nhiều chất xơ và vitamin có thể giúp mẹ được no lâu cũng như bổ sung được những chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Các loại thịt, cá, trứng và các loại hạt: Những thực phẩm này không làm tăng lượng đường trong máu của mẹ, chúng cung cấp cho các mẹ chủ yếu là protein (đạm).

Chất béo:

   + Chất béo tốt: kho dầu nành, dầu hạt cải hay dầu ô liu, hoặc chất béo trong mỡ cá

   + Chất béo xấu: khoai tây chiên, cánh gà chiên, gà rán…

- Cần phải cắt bỏ bớt mỡ và bỏ da heo, da gà, vịt… trước khi nấu.

- Thêm nhiều rau vào các bữa ăn.

- Hạn chế ăn nhưng thức ăn mang về, đồ chiên, xào nhiều…

3. Quy tắc ăn "1 phần 4" là gì ?

Quy tắc ăn “1 phần 4” nghĩa là trong mỗi bữa ăn, thai phụ sẽ chia đĩa thức ăn thành 4 phần, với 1 phần tinh bột (hay carbohydrate), 1 phần đạm và 2 phần rau củ. Ăn đủ 4 thành phần này giúp bổ sung đầy đủ năng lượng, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Tóm lại, các lời khuyên về chế độ ăn của thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ cần lưu ý:

- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn mỗi lần một ít, cách nhau khoảng 2-3 giờ. Chia đều lượng tinh bột ra cho các bữa ăn trong ngày để duy trì lượng đường huyết ổn định.

- Nên ăn nhiều chất đạm.

- Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật.

- Nên ăn nhiều rau, salad và trái cây tươi.

- Hạn chế ăn tinh bột hay carbohydrate.

- Uống nhiều nước lọc mỗi ngày, đặc biệt sau khi ăn.

- Nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn cũng như nên thường xuyên luyện tập thể dục mỗi ngày khoảng 15 phút, như: đi bộ, yoga, khiêu vũ, bơi lội…

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

🏩 BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU

📍 Địa chỉ: 300 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. 

Tổng đài hỗ trợ tư vấn: 1900 54 54 66 (nhấn phím 1).

📲 Đặt lịch hẹn khám các chuyên khoa tại Phương Châu qua số 0907 939 346 hoặc link: https://bit.ly/PCDatlichkham

Wildcard SSL