Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh đúng cách

Ở cơ thể phụ nữ, tầng sinh môn (TSM) là khu vực nằm giữa xương mu và xương cụt. Khu vực này bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Bộ phận này chính là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3-5 cm. Tầng sinh môn có vai trò rất quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi. Sau khi sinh thì vết khâu tầng sinh môn cần được chăm sóc đúng cách giữ vết khâu thật sạch sẽ, mau lành và tránh nhiễm trùng.

Bài viết được cố vấn nội dung bởi BS. Lê Thị Hoàng Lel, Khoa Cấp cứu Sản - Phòng Sanh, BVQT Phương Châu

Tác dụng của việc cắt tầng sinh môn trong sinh nở?

Trong quá trình sinh ngã âm đạo, đầu của em bé sẽ đi qua lỗ âm đạo. Nếu đầu của bé quá to sẽ tạo ra áp lực lớn lên âm đạo và khiến TSM dễ bị rách. Tại thời điểm đầu bé ló ra cửa mình của mẹ, bác sĩ sẽ dùng kéo cắt một đường chếch khoảng 45 độ để mở rộng đường ra giúp em bé dễ dàng lọt bên ngoài.

Thủ thuật cắt TSM còn giúp tránh các tai biến như sang chấn sản khoa, ngạt,... Bên cạnh đó, nhờ việc cắt mà đường rách TSM được kiểm soát chủ động. Các mẹ cũng sẽ tránh được tổn thương xấu về thẩm mỹ của “cô bé” cũng như ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng về sau.

Cắt tầng sinh môn trong sinh nở mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu
Cắt tầng sinh môn trong sinh nở mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu

Thời gian để vết khâu tầng sinh môn lành lại sau bao lâu?

Các mẹ sẽ có cảm giác đau, khó chịu xảy ra trong và sau khi khâu. Cảm giác đau nhiều khoảng 1-2 ngày sau đó và giảm dần. Nếu kỹ thuật may tốt, vết may sẽ khô ráo, không sưng nề, hoặc chỉ nề nhẹ.

+ Trong 1 - 2 tuần đầu: Cảm giác đau, khó chịu vẫn còn nhưng giảm nhiều.

+ Sau khoảng 2 - 3 tuần: vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành, chỉ đã tự tiêu hết.

+ Khoảng 1 tháng: sẽ cảm thấy bình thường như lúc trước.

Trong khoảng thời gian này, chị em cần phải chăm sóc và giữ vết khâu thật sạch sẽ để mau lành và tránh nhiễm trùng.

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh đúng cách như thế nào?

Sau sinh, sản phụ có thể được dìu đỡ và tự vệ sinh, tắm gội bằng nước ấm. Tuy nhiên, việc vệ sinh và chăm sóc vùng TSM sau sinh phải cẩn thận. Việc vệ sinh này, chính sản phụ có thể tự thực hiện và đảm bảo các quy tắc sau đây:

+ Giữ vùng vết khâu luôn khô ráo và sạch sẽ. Có thể sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa vệ sinh vùng TSM. Ngoài ra, có thể rửa bằng dung dịch rửa phụ khoa chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh.

+ Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ. Nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày và sau khi tiểu tiện, sau khi vệ sinh. Sau đó, thấm khô vùng kín bằng khăn mềm, sạch.

+ Cách lau: lau từ trước ra sau nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn đến vết khâu.

+ Thay băng vệ sinh thường xuyên khoảng 4 giờ 1 lần để đảm bảo không gây nhiễm trùng đến vết khâu.

+ Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ.

+ Sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, rộng rãi thoải mái với eo cao để đảm bảo dịu nhẹ nhất với vết khâu.

Các biện pháp giảm đau sau cắt khâu tầng sinh môn?

Tùy vào khả năng chịu đau của mẹ, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc giảm đau khoảng 3-4 ngày sau sinh. Bác sĩ sẽ chọn loại thuốc giảm đau phù hợp với tình trạng cho con bú. Một số biện pháp giúp giảm đau ngoài sử dụng thuốc:

+ Chườm lạnh: có thể giúp giảm đau và giảm sưng viêm. Chờm lạnh khoảng 15-20 phút/lần.

+ Điều chỉnh nằm hoặc ngồi theo tư thế thoải mái nhất. Các mẹ nên tránh việc ngồi quá lâu gây tì đè lên vết khâu, làm tăng cảm giác đau.

+ Luôn giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là sau khi tiểu tiện.

+ Không nên thụt tháo khi không có ý kiến từ bác sĩ.

+ Vận động nhẹ nhàng để tránh gây tổn hại đến vết thương. Các mẹ có thể di chuyển xung quanh nhà một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp tăng lưu thông máu đến vùng TSM, giúp vết thương mau lành hơn.

+ Chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin, đạm và uống nhiều nước để tránh bị táo bón. Táo bón có thể tổn thương

Các phương pháp hỗ trợ giúp vết may tầng sinh môn nhanh phục hồi tại Phương Châu?

Tại Phương Châu, việc phục hồi và làm đẹp tầng sinh môn sau sinh được quan tâm và thực hiện theo đúng chỉ định y khoa. Không chỉ giúp các mẹ mau chóng phục hồi, không phải bận tâm lo lắng nhiều về độ thẩm mỹ của cô bé. Các phương pháp được áp dụng như:

+ Sitzbath: tác dụng làm sạch vùng tầng sinh môn, vết may, giúp nhanh lành vết thương.

+ Xông hơi vùng kín: tác dụng làm nhanh lành vết thương, phòng ngừa bế tắc sản dịch.

+ Tia Plasma lạnh: chiếu tia Plasma vào vết may tầng sinh môn giúp giảm đau, nhanh lành vết khâu.

+ Laser: chiếu Laser vào vết may giúp giảm đau, nhanh lành vết khâu.

Xông vùng kín - phục hồi sàn chậu giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành tại BVQT Phương Châu
Xông vùng kín - phục hồi sàn chậu giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành tại BVQT Phương Châu

Trong khoảng thời gian hậu sản, các mẹ cũng đừng quên quan sát tình trạng của vết khâu. Nếu vết khâu có tình trạng chảy dịch, sưng nề, đỏ, đau... thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo đang bị nhiễm trùng. Mẹ bầu cần báo ngày với nhân viên y tế hoặc tái khám ngay để được điều trị đúng cách nhé.

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 để được hỗ trợ thông tin.

Wildcard SSL