CHĂM SÓC MŨI HỌNG ĐÚNG CÁCH PHÒNG NGỪA COVID-19

* VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI BẢO VỆ MŨI HỌNG TRONG MÙA DỊCH COVID-19?

Cơ chế gây bệnh của virus SARS-CoV-2 và các loại virus gây viêm đường hô hấp khác tương đối giống nhau: Virus đi vào vùng hầu họng, xâm nhập vào tế bào và nhân ra nhiều con virus trong cơ thể. Đến một ngưỡng nhất định, chúng sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người và gây phát bệnh.

Mũi họng được xem là cửa ngõ quan trọng cũng là lá chắn COVID-19 cuối cùng của đường hô hấp. Cũng như đường tiêu hoá, vùng họng chia là 3 phần (họng mũi, họng miệng và họng thanh quản), vùng này có cấu trúc miễn dịch rất quan trọng (amidan vòm, 2 amidan vòi, 2 amidan khẩu cái, amidan lưỡi) 6 amidan này tạo thành vòng bạch huyết Waldayer quanh vùng hầu họng. Chức năng của chúng là giúp tiêu diệt các yếu tố gây hại xâm nhập cơ thể như virus, vi khuẩn, nấm... từ đó ngăn ngừa hiệu quả các nhiễm trùng hô hấp cũng như tiêu hóa.

* VỆ SINH HỌNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH VÀ CÓ HIỆU QUẢ?

- Việc sử dụng nước muối sinh lý với cơ chế diệt khuẩn, sát trùng sẽ ngăn chặn sự lây lan của virus trong cơ thể con người.

- Một số nghiên cứu cho thấy súc họng bằng dung dịch khử khuẩn cho người mắc bệnh COVID-19 cũng làm giảm tải số lượng virus ở vùng họng, giảm phát tán virus ra môi trường bên ngoài. Dung dịch này không được sử dụng rộng rãi mà do BS chỉ định.

- Dung dịch nước muối sinh lý thích hợp cho việc sử dụng súc họng hàng ngày, chúng ta có thể sử dụng chai nước muối sinh lý 0,9% ở hiệu thuốc, hoặc có thể pha nước muối tại nhà theo công thức: 1lít nước (nước lọc hay lít nước chín để nguội) pha với 9gr muối (tương đương 1 muỗng cafe muối đầy). Chúng ta có thể sử dụng súc họng hàng ngày là phòng ngừa bệnh hiệu quả

LƯU Ý: không nên pha quá mặn sẽ làm tổn thương niêm mạc vùng họng.

Súc họng đúng cách như thế nào?

- Súc miệng thì đơn giản ai cũng biết

Họng là vùng phía sau của miệng, việc súc họng có hiệu quả cần tuân thủ:

+ Ngụm khoảng 10 - 15 ml dung dịch nước muối sinh lý

+ Ngữa cổ lên giúp nước xuống sâu vào vùng họng

+ Thè lưỡi ra trước khi kho khò... khoảng 15 giây nhổ ra

Súc họng ngày bao nhiêu lần là đủ?

+ Tối thiểu là 5 lần: sáng, tối và sau 3 bữa ăn

+ Sau khi tiếp xúc người ngoài, sau khi đi làm hoặc ra ngoài về...

* VỆ SINH MŨI NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH?

- Ngày nay môi trường ô nhiễm cũng như dịch bệnh COVID-19 thì việc rửa và chăm sóc mũi được mọi người quan tâm nhiều hơn.

+ Rửa mũi là dùng dụng cụ chuyên dùng để bơm rửa 1 lượng nước muối sinh lý lớn vào trong hốc mũi trong trường hợp bệnh viêm xoang hay sau phẫu thuật mũi xoang do BS TMH chỉ định.

+ Để phòng ngừa và vệ sinh mũi thì chúng ta nên xịt nước muối sinh lý dạng phun sương, việc sử dụng an toàn có lợi ích trong chăm sóc mũi hàng ngày, phòng ngừa và điều trị hỗ trợ cảm lạnh, viêm hô hấp trên cấp, viêm mũi dị ứng... an toàn và không gây kích thích mũi.

Dung dịch nước muối vệ sinh mũi không nên tự pha vì không đảm bảo nồng độ sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. Nên sử dụng chai nước muối phun sương bán tại các nhà thuốc để đảm bảo an toàn cho niêm mạc mũi.

- Xịt ngày 2- 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn khi tiếp xúc với khói bụi

- Xịt sau khi tiếp xúc người khác, sau khi tan ca làm việc hoặc sau khi đi lấy mẫu test COVID-19.

Cách thực hiện:

- Đứng hoặc ngồi, đầu nhìn thẳng

- Đặt vòi xịt lên cửa mũi, xịt 2- 3 nhát mỗi bên, lau khô đầu xịt

- Sau xịt xong 1 bên thì bịt 1 bên mũi hỷ dịch mũi ra

- Nên sử dụng 1 chai/người để tránh lây nhiễm bệnh.

* VỆ SINH MŨI SAU TEST COVID-19 CÓ CẦN THIẾT?

Một số ít trường hợp sau lấy mẫu test COVID-19 thường có triệu chứng: Ngứa, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mũi. Có thể gây tổn thương (nhẹ) ở lớp niêm mạc khiến lớp niêm mạc mũi bị phù nề, có thể kèm theo xuất tiết mũi.

Ngoài ra có một số trường hợp người sau khi lấy mẫu xét nghiệm về thì có hiện tượng chảy máu mũi lượng ít hoặc khạc ra ít máu thì cũng không cần lo lắng quá. Đó là do hốc mũi hẹp hoặc dị dạng bẩm sinh như vẹo vách ngăn gây ra hiện tượng trầy niêm mạc mũi trong qua trình lấy mẫu. Chúng ta có thể vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sau 1 đến 2 ngày sẽ khỏi.

* ĐEO KHẨU TRANG THƯỜNG XUYÊN THÌ CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN SỨC KHỎE KHÔNG?

Khẩu trang y tế là một công cụ phòng bệnh hiểu quả và nó càng trở nên cần thiết hơn trong bối cảnh dịch bệnh. Khẩu trang giống như một hàng rào chắn giúp hạn chế ngăn ngừa dich bệnh qua giọt bắn. Do đó đeo khẩu trang không ảnh hưởng sức khỏe mà ngược lại nó còn bảo về sức khỏe cho chúng ta chống lại bệnh tật.

Tuy nhiên, khi đeo khẩu trang nhiều và liên tục trong mùa dịch (đặt biệt N95) có thể gây ra các vấn đề kích ứng da như: viêm da, đỏ da ngứa hay nổi mụn… Do đó ta phải về sinh da mặt thường xuyên.

Nên làm gì để chăm sóc sức khoẻ an toàn trong mùa dịch?

Tuân thủ theo chỉ thị của Chính phủ, tuân thủ 5K, tiêm phòng vắc xin, vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi họng đúng cách là rất cần thiết trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Wildcard SSL