Tại sao bà bầu hay bị stress?

https://lh3.googleusercontent.com/-GHryp6-NF6M/VvszJA2MmeI/AAAAAAAAJtQ/JlNZ94iWR_sNX-rhDNuaaTUZtM_YiB9twCCo/s800-Ic42/image001.png Mang thai là giai đoạn có rất nhiều thay đổi quan trọng đối với người mẹ cả về mặt thể chất lẫn   tâm lý, tinh thần. Nguyên nhân không chỉ là sự thay đổi về hormone trong cơ thể mà còn cả sự lo   lắng, vui buồn chuyện gia đình, công ty, xã hội…cùng ập đến, hoặc bạn sẽ bị bao vây bởi các   thắc mắc: “Mình có thể làm mẹ tốt hay không?”, “Làm sao để đủ tiền nuôi con?”, “Con mình có   được khỏe mạnh không?”, “Phải chuẩn bị những gì để chào đón con ra đời?”…

 

 


 

Vì sao tâm trạng thay đổi khi mang bầu?

https://lh3.googleusercontent.com/-4UaBLF8OaMI/VvszI3OfAoI/AAAAAAAAJtQ/reH7QQ1xdNcNput26bFerAkbTcJkOLPywCCo/s288-Ic42/image002.png

 Tâm trạng thay đổi trong khi mang thai có thể được gây ra bởi căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi   trong trao đổi chất của cơ thể hoặc bởi các hormone estrogen và progesterone (thay đổi hàm   lượng hormone ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó có các chất điều chỉnh tâm trạng).

 Tâm trạng thất thường (stress) chủ yếu xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên (cao nhất là từ 6 đến 10   tuần đầu). Và sau đó, sự khó chịu này trở lại trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi bạn chuẩn bị cho việc   sinh nở.
 Stress khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn mà còn có tác dụng rất nghiêm trọng đối với bé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mẹ bị stress trong giai đoạn mang thai thì con sinh ra cũng có những nguy cơ về tâm lý, tinh thần. Vậy bạn phải làm thế nào để giảm stress?

 

Cách giảm tress/căng thẳng khi mang thai cực kỳ hiệu quả

1.Yoga

https://lh3.googleusercontent.com/-RZazom94zIs/VvszI3PDWPI/AAAAAAAAJtQ/SDkjIZ38klQdFBLyQPcbjm7PHRxuY4TgQCCo/s288-Ic42/image003.png

Cách làm giảm stress hiệu quả nhất trong quá trình mang thai là tập yoga. Phương pháp này rất đơn giản, không cần dùng đến quá nhiều sức và khá nhẹ nhàng cho bé trong bụng bạn. Tập yoga khi mang bầu sẽ có phần khó khăn hơn người bình thường nhưng để phương pháp này phát huy tối đa tác dụng, bạn nên thường xuyên tập 2-3 lần/tuần. Bạn cũng có thể tìm một lớp học yoga nhỏ để được giao lưu cùng với các bà bầu khác, tạo không khí vui vẻ khi tập luyện.


Giảm stress bằng yoga cực kỳ hiệu quả
Không chỉ giảm stress, yoga còn giúp cơ thể bạn uyển chuyển, thư giãn, giúp quá trình chuyển dạ ở những người sắp sinh được thuận lợi hơn.

 

 2. Đi bộ

https://lh3.googleusercontent.com/-Dr4f619gl9U/VvszJp9cUdI/AAAAAAAAJtQ/HL7dL1Dorkw8ksWgxQ4V2KK4pJxuWigdwCCo/s288-Ic42/image004.pngMột phương pháp đơn giản khác cũng có tác dụng giảm stress không kém tập yoga là đi bộ. Chỉ với 20phút đi bộ mỗi ngày, bạn đã giảm được phần lớn căng thẳng trong người và cảm thấy thoải mái thần kinh. Việc thả lỏng cơ thể, đung đưa cánh tay sẽ giúp cơ thể tuần hoàn hơn.Dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc càng đi nhanh càng giảm được căng thẳng. Mẹo nhỏ ở đây là bạn nên đi thật nhẹ nhàng, đi dạo là tốt nhất để có tác dụng tối ưu.

 


 

3. Nói chuyện nhiều hơn với mọi người nếu bạn đang stress

https://lh3.googleusercontent.com/-atsaYX6Yc3w/VvszKVNNkbI/AAAAAAAAJtQ/av3Bv8gCKXQyTYVfN5bUX1bYrcUI0iR6QCCo/s288-Ic42/image005.png

 Nguyên nhân đầu tiên gây stress ở bà bầu là không nhận được sự chăm sóc tận tình của người   chồng và những người thân trong gia đình. Nếu ông xã bạn là người không tâm lý, hãy nhẹ   nhàng đưa anh ấy vào những câu chuyện xung quanh việc bầu bì của bạn. Đừng ngại ngần mà   hãy chia sẻ với anh ấy những khó khăn, lo lắng, niềm vui khi mang bầu, ngay cả về niềm hạnh   phúc khi lần đầu tiên cảm nhận được cú huých của con trong bụng.


 Nếu vì một lí do nào đó mà không thể tâm sự được cùng chồng, bạn nên tìm đến mẹ hoặc   những người bạn gái thân thiết để chia sẻ về cảm xúc thực sự khi mang thai. Phương pháp này   không quá khó khăn nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc giảm căng thẳng.

 

4. Hãy quên công việc đi

https://lh3.googleusercontent.com/-25_QU2aH3ts/VvszKdaOVSI/AAAAAAAAJtQ/FdLsjt5qC_0GWsXHhGm-Jm-FgewLqbEowCCo/s288-Ic42/image006.png Đây không phải là thời gian để bạn chứng tỏ năng lực của mình trong công việc như một người   thành đạt. Bạn đang mang thai và lúc này việc quan trọng nhất của bạn là phải đảm bảo cho đứa   con trong bụng được khỏe mạnh và an toàn nhất. Đừng làm việc quá sức và hãy biết dừng lại khi   bạn cảm thấy đã mệt mỏi. Hãy biết tận hưởng cuộc sống không áp lực công việc trong 9 tháng   mang bầu và 3 tháng đầu nuôi con. Đảm bảo bạn sẽ có được một cuộc sống thai kì lành mạnh   và không hề căng thẳng.
 

 

 

5. Giảm lượng đường và cà phê

https://lh3.googleusercontent.com/-QlS2h9_-lSs/VvszKriPopI/AAAAAAAAJtQ/XnM_KxtAQocO24DEOM7Qf32WcPp5gO1UQCCo/s288-Ic42/image007.pngDù bạn rất thích ăn ngọt và uống cà phê nhưng những thứ này lại hoàn toàn không có lợi cho bà bầu nhất là khi bạn đang cảm thấy căng thẳng. Nếu bạn sử dụng quá nhiều, chúng sẽ làm giảm sự hấp thụ Vitamin B trong cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi và tăng áp lực khi mang bầu.

 

 

 

 

6. Quan tâm đến giấc ngủ

https://lh3.googleusercontent.com/-KMiAdK_oRx4/VvszLHtvo6I/AAAAAAAAJtQ/z7svyaDrAb07O1EUloA-jGVGROq5Z5EaACCo/s288-Ic42/image008.pngGiấc ngủ trong thời kì mang thai là khó khăn hơn nhưng nó lại thực sự cần thiết đối với bà bầu. Chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối với giấc ngủ vì ngoại hình cơ thể cũng như khi em bé làm khó mẹ. Lúc này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khó ngủ và tìm những phương pháp thuận lợi nhất về giường chiếu, gối, tư thế ngủ… để đảm bảo giấc ngủ được trọn vẹn.
Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên, bạn cần tìm đến bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất.


 

7. Massage

https://lh3.googleusercontent.com/-D3txk8FvEMU/VvszLnUB79I/AAAAAAAAJtQ/9nj2JhmTXiUPlKG68umECPuUlj-0C5r8ACCo/s288-Ic42/image009.png Phương pháp này cực kỳ hữu hiệu đối với những bà bầu thường xuyên mắc chứng căng thẳng.   Cách tốt nhất là bạn nên có riêng một chuyên gia massage, thường xuyên xoa bóp thời kì tiền   sản. Nếu không có điều kiện, bạn nên thỉnh thoảng đến các trung tâm y tế để thực hiện phương   pháp này. Chỉ với một giờ massage vùng bụng, đảm bảo mọi căng thẳng, mệt mỏi trong cơ thể   bạn sẽ tan biến hết. 

 

 

 

Wildcard SSL