CÁC BỆNH LÝ DỄ MẮC PHẢI KHI ĐAU BỤNG VÙNG DƯỚI RỐN 

Đau bụng dưới rốn là những cơn đau ở phần bụng dưới, từ rốn trở xuống, bạn có thể đau bụng dưới bên trái, bên phải hoặc vùng hạ vị.

Những cơn đau bụng vùng dưới rốn thường xuất phát từ các bệnh lý đường tiêu hóa, đường tiết niệu, phụ khoa... Dựa vào tính chất và vị trí cơn đau mà có thể xác định một số bệnh lý thường gặp như:

 

 

 

1. VÙNG HỐ CHẬU PHẢI

  • Viêm Ruột Thừa: đây là bệnh lý thường gặp với triệu chứng ban đầu là đau thượng vị (dễ nhầm với bệnh Viêm dạ dày cấp), hoặc đau âm ỉ quanh rốn, sau vài giờ cơn đau sẽ khu trú vùng hố chậu phải. Nếu người bệnh đi khám sớm sẽ chẩn đoán được lúc ruột thừa viêm ở giai đoạn sung huyết hay mưng mủ, nếu khám trễ có thể tạo thành áp xe ruột thừa, hoặc ruột thừa vỡ mủ gây viêm phúc mạc khu trú hay viêm phúc mạc toàn thể sẽ làm tình trạng bệnh nặng nề và nguy hiểm hơn.
  • Viêm Túi Thừa (đoạn cuối hồi tràng hoặc manh tràng): túi thừa là một cấu trúc nhô ra từ thành ruột, có lổ thông với lòng ruột, khi bị viêm có triệu chứng gần giống với Viêm ruột thừa, Viêm túi thừa nếu không điều trị kịp thời, có thể có nguy cơ thủng túi thừa gây viêm phúc mạc
  •  

 

  • Viêm ruột: Viêm ruột cấp sẽ gây đau từng cơn hay âm ỉ rất khó chịu. Ngoài ra, trong viêm ruột mãn tính (Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn) cũng gây ra những cơn đau không liên tục, kèm theo dấu hiệu thiếu máu mãn...

  • Viêm bờm mỡ: Viêm những túi mỡ nằm cạnh thành đại tràng.

 

  • Viêm hạch mạc treo ruột: là tình trạng viêm các hạch nằm ở mạc treo ruột, đa số trường hợp không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, một số ít trường hợp gây hoại tử hoặc áp xe.

  • Sỏi niệu quản (P) đoạn 1/3 giữa: Viên sỏi nằm trong niệu quản đoạn 1/3 giữa sẽ gây ra đau từng cơn rất dữ dội từ vị trí viên sỏi lan lên vùng hông lưng cùng bên, có thể kèm theo thận ứ nước hay không tùy thuộc vào sự bít tắc của viên sỏi trong niệu quản.

  • Viêm/Áp xe cơ thắt lưng - chậu (P): cơ thắt lưng – chậu bị viêm hoặc áp xe, sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ vùng lưng và vùng chậu .

  • Ngoài ra đau bụng vùng hố chậu phải có thể gặp trong khối u của đoạn cuối hồi tràng, u manh tràng – đại tràng lên, u/nang mạc treo ruột, u/nang sau phúc mạc...

 

2. VÙNG HỐ CHẬU TRÁI

Cơn đau bụng vùng hố chậu trái có thể gặp trong viêm đại tràng xuống - đại tràng sigma, viêm túi thừa đại tràng xuống – đại tràng sigma, viêm bờm mỡ, viêm hạch mạc treo ruột, u đại tràng xuống – đại tràng sigma, sỏi niệu quản (T) đoạn 1/3 giữa, viêm/áp xe cơ thắt lưng – chậu (T), u/nang mạc treo ruột, u/nang sau phúc mạc...

Đặc biệt có trường hợp rất hiếm gặp là viêm ruột thừa nằm ở hố chậu trái, gặp ở các trường hợp Ruột xoay bất toàn.

 

3. VÙNG HẠ VỊ

Cơn đau vùng hạ vị tập trung vào các các cơ quan vùng hạ vị có thể kể đến như:

  • Thai ngoài tử cung (GEU : Grossese Extra Uterine): là trường hợp trứng được thụ tinh, làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung (thường gặp nhất là nằm ở tai vòi). Thai ngoài tử cung nếu được phát hiện sớm lúc chưa vỡ sẽ được điều trị nội khoa hay phẫu thuật, giảm được tối đa tình trạng mất máu. Trong trường hợp thai ngoài được phát hiện trễ lúc khối thai đã vỡ thì sẽ gây nguy hiểm cho sản phụ vì có thể đưa đến tình trạng shock do mất qua nhiều máu.

 

  • U cơ tử cung: tùy theo vị trí và kích thước của khối u mà có thể có triệu chứng nhiều hay ít. Trường hợp u cơ tử cung dưới niêm mạc hoặc xâm lấn lòng tử cung có thể gây rong kinh kéo dài, hay lạc nội mạc trong cơ tử cung thường gây đau bụng nhiều lúc hành kinh…

  • U nang buồng trứng: có thể là u lành tính hay ác tính, kích thước thay đổi tùy từng trường hợp. Những khối u buồng trứng to có nguy cơ xoắn buồng trứng sẽ gây đau vùng bụng dưới nhiều, nếu không được phát hiện sớm và phẫu thuật kịp thời có thể đưa đến hoại tử buồng trứng.

  • Viêm tai vòi/ứ dịch tai vòi: có thể phát hiện qua siêu âm đầu dò ngã âm đạo.

  • Viêm ruột thừa thể tiểu khung/hoặc thể trước bàng quang: là một trong các biến thể của bệnh lý viêm ruột thừa, ở trường hợp này ruột thừa không nằm ở vị trí bình thường là hố chậu phải, mà nó nằm lệch xuống vùng tiểu khung bên phải, hay nằm lệch xuống hạ vị vào trong trước bàng quang. Trường hợp này sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán lâm sàng (dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác).

  • Sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới

  • Viêm bàng quang/sỏi bàng quang

  • Ngoài ra, có thể gặp một số bệnh lý khác như u/nang sau phúc mạc, nang dây chằng rộng, viêm/u trực tràng...

Bụng là một bộ phận chứa rất nhiều cơ quan nội tạng bên trong, việc để chẩn đoán các bệnh lý ở vùng bụng mà chỉ dựa vào khám lâm sàng sẽ không cho kết quả chính xác. Do đó, để xác định các bệnh lý ở vùng bụng thì “Siêu Âm” là lựa chọn đầu tiên và hữu ích trong việc khảo sát các bệnh lý trong ổ bụng, phương pháp này hỗ trợ giúp bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây đau bụng cho người bệnh.

Hệ thống BVQT Phương Châu Cần Thơ, Sa Đéc, Sóc Trăng với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng các trang thiết bị, máy Siêu Âm GE (Mỹ) hiện đại, sẽ đáp ứng nhu cầu thăm khám và tầm soát các bệnh lý ở vùng bụng hiệu quả nhất.

Quý gia đình vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 54 54 66 (ấn phím 3) để được tư vấn thông tin chi tiết

 

Wildcard SSL