Bó bột là gì? Cách chăm sóc bệnh nhân sau bó bột

Bó bột là phương pháp điều trị bảo tồn thường gặp ở bệnh nhân gãy xương. Sau khi bó bột, bệnh nhân cần phải được chăm sóc cẩn thận và đúng cách để giúp xương gãy mau phục hồi, tránh các biến chứng làm lệch xương, gãy xương tái phát.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bới Điều Dưỡng Phạm Ngọc Sơn, Khoa Khám bệnh Đa Khoa, Bệnh viện quốc tế Phương Châu

bó bột bảo tồn là gì
Bó bột bảo tồn là gì?​​​

Bó bột bảo tồn là gì?

Bó bột là phương pháp điều trị bảo tồn ở bệnh nhân gãy xương. Mục đích là giữ xương ở đúng vị trí giải phẫu, giảm đau, thúc đẩy quá trình liền xương và phục hồi phần mềm, hạn chế tổn thương thêm. Một số trường hợp có thể kết hợp bó hoặc nẹp bột nếu bệnh nhân gặp chấn thương hay có phẫu thuật cả xương, gân, khớp.

Khi nào cần bó bột?

Thông thường gãy xương có 2 dạng:

  - Gãy xương kín là tình trạng gãy xương nhưng không có vết thương hở hoặc chảy máu biểu hiện bên ngoài da.

  - Gãy xương hở là có vết thương ngoài da thông với ổ xương gãy, thậm chí có thể nhìn thấy đầu xương gãy từ phía bên ngoài.

Bó bột thường được áp dụng trong các trường hợp:

+ Gãy xương kín.

+ Xương gãy không di lệch hoặc ít di lệch.

+ Các vị trí gãy thường là xương bàn chân, bàn tay, cẳng chân, cẳng tay.

+ Cố định tạm thời trong thời gian chờ phẫu thuật.

Bó bột thường áp dụng cho gãy xương kín
Bó bột thường áp dụng cho gãy xương kín

Thời gian bó bao lâu có thể tháo được?

Thời gian bó phụ thuộc vào thời gian lành xương và các mô mềm xung quanh. Xương thường mất từ 6 đến 12 tuần để có thể lành lại ở một mức độ đáng kể có thể chấp nhận được. Nhìn chung, xương của trẻ em mau lành hơn so với xương của người lớn. Đồng thời, tốc độ lành xương còn phụ thuộc vào:

+ Vị trí gãy xương.

+ Kiểu gãy.

+ Cách điều trị, chỉnh sửa.

+ Vai trò của xương đối với sức nặng, chức năng vận động của cơ thể.

+ Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.

Các loại bột thông dụng nhất hiện nay

 Hiện nay, có 2 loại bột sử dụng thông dụng nhất:

Bột thạch cao

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Chi phí thấp
+ Dễ tạo nắn khung cố định trong lúc bó

+ Lâu khô và cứng bột.
+ Trọng lượng của bột lớn khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt.
+ Hay gây ngứa và dị ứng.
+ Mang bột trong thời gian dài sẽ có mùi do không thể vệ sinh trực tiếp.
+ Bất tiện nhất là tuyệt đối phải tránh nước. Nước sẽ làm mềm bột, bở bột mất tác dụng cố định xương gãy gây cản trở quá trình liền xương.

Bột Polymer

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Khô nhanh sau khi bó.
+ Nhẹ hơn 5 lần, cứng hơn 20 lần so với bột thạch cao.
+ Hạn chế gây kích ứng, gây mùi khó chịu.
+ Không thấm nước.
+ Không bụi nhiều khi cắt bột.

Chi phí cao hơn một chút so với bột thạch cao.

Hiện tại, Bệnh viện quốc tế Phương Châu sử dụng bột Polymer trong điều trị gãy xương mang lại nhiều ưu điểm an toàn cho bệnh nhân mà chi phí không quá đắt so với bột thạch cao thông thường.

Bột bó vật liệu Polymer
Bột bó vật liệu Polymer

Cách chăm sóc bệnh nhân sau bó bột tại nhà

Trong 24 giờ đầu sau bó, bệnh nhân có cảm giác chật chội và căng tức ở phần được bó. Nguyên nhân có thể do ổ gãy sưng nề nên gây nguy cơ chèn ép cao, phải theo dõi chặt chẽ sau khi bó.

Cách chăm sóc giảm nguy cơ chèn ép sau khi bó bột tại nhà:

- Kê cao phần chi bó bột giúp máu lưu thông về tim dễ dàng, hạn chế sưng nề.

- Chườm lạnh ở phần sau vị trí bó để giảm đau, sưng. Có thể dùng thêm thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

- Lưu ý giữ bột luôn khô ráo, không để ẩm ướt dễ gây kích ứng da.

- Phần chi bó bột có thể bị ngứa. Để giảm ngứa và khó chịu có thể quạt vào phần bó bột. Không nên dùng vật khác để luồn hay cho vào trong bổ để giảm ngứa vì dễ gây tổn thương.

 - Tập gồng, bàn ngón chân hoặc bàn ngón tay hoặc phần không bó bột để giảm teo cơ.

 - Không tự ý cắt bột tại nhà khi không có chỉ định của bác sĩ.

- Trong quá trinh chăm sóc cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Phần quan trong không thể thiếu là cần cung cấp nhiều thức ăn giàu can-xi thúc đẩy quá trình liền xương, giúp nâng tổng trạng và cải thiện tình trạng đau nhức, mệt mỏi.

- Tái khám định kỳ theo lịch. Khi gặp các dấu hiệu như sưng, đau, nhức, tím tái, tê bì, mất cảm giác, nốt phỏng ở bàn chân thì cần phải đến tái khám, gặp bác sĩ ngay.

Điều trị bệnh cơ xương khớp tại Bệnh viện quốc tế Phương Châu

Khoa Ngoại, Bệnh viện quốc tế Phương Châu là địa chỉ tin cậy tiếp nhận khám, và điều trị chuyên sâu các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật điều trị, tái tạo dây chằng, bệnh thần kinh cột sống, cấp cứu chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao, bó bột bảo tồn xương gãy… Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống phòng mổ an toàn, đầy đủ trang thiết bị hiện đại hỗ trợ thực hiện nhiều phẫu thuật phức tạp và chuyên sâu.

Quý khách hàng có thể đặt lịch hẹn khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ tổng đài 1900 54 54 66 (nhấn phím 1) để được hỗ trợ.

Wildcard SSL