BÉO PHÌ THỜI THƠ ẤU: MỐI ĐE DỌA ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TRẺ KHI ĐẾN TUỔI TRƯỞNG THÀNH

BS CKI Bùi Thị Mai Tâm, chuyên khoa Nhi, BVQT Phương Châu

Thừa cân, béo phì thường được “ngụy trang” bởi một cơ thể mũm mĩm. Xã hội càng hiện đại và phát triển thì tình trạng trẻ em bị béo phì hoặc thừa cân ngày càng phổ biến.

Thời thơ ấu béo phì là một trong những mối đe dọa sức khỏe khi trẻ đến tuổi trưởng thành

Chất béo dư thừa khiến trẻ có nguy cơ mắc các vấn đề như bệnh tiểu đường, tim mạch và hen suyễn. Trẻ béo phì cũng gặp khó khăn khi không theo kịp các bạn trong các hoạt động thể thao, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của bé con.

Cùng Nhi Khoa Phương Châu tìm hiểu bài viết dưới đây để có nhận định rõ hơn về tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em qua bài viết dưới đây

Hình minh họa: Béo phì thời thơ ấu - Mối đe dọa đến sức khỏe của trẻ khi đến tuổi trưởng thành

1. Định nghĩa: Có nhiều khái niệm về thừa cân và béo phì, tuy nhiên WHO đưa ra định nghĩa thừa cân béo phì như sau:
Thừa cân: là tình trạng cân nặng hiện tại vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao
Béo phì: là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại các mô mỡ và các tổ chức khác gây hậu quả xấu cho sức khỏe.

trẻ em, WHO đánh giá tình trạng thừa cân béo phì dựa vào chỉ số BMI hoặc chỉ số cân nặng và chiều cao (tùy theo từng độ tuổi) của trẻ.

2. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân nội sinh (béo phì thứ phát): chiếm 10% trong tổng số bệnh nhân béo phì, chủ yếu liên quan đến những bệnh lý bẩm sinh di truyền có bất thường gen.

- Nguyên nhân ngoại sinh (béo phì nguyên phát): chiếm 90% trong tổng số bệnh nhân béo phì, nguyên nhân là do năng lượng ăn vào cao hơn năng lượng tiêu hao trong một thời gian dài.

2. Hậu quả:

- Ảnh hưởng tâm lý xã hội

- Tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp…

- Chuyển hoá bất thường glucose: đề kháng insulin…

- Rối loạn gan mật: gan nhiễm mỡ…

- Các biến chứng về giải phẫu: bệnh Blount, dễ bị bong gân mắc cá chân…

- Các biến chứng khác: khó thở khi ngủ…

3. Điều trị:

* Nguyên tắc điều trị:

- Béo phì thứ phát: Chuyển chuyên khoa nội tiết hay di truyền.

- Béo phì nguyên phát: Duy trì cân nặng và giảm từ từ BMI giúp tránh được những ảnh hưởng không tốt đến tốc độ phát triển của trẻ.

* Chiến lược điều trị:

a. Tác động về cân nặng:

- Tiết chế:

+ Hạn chế thực phẩm giàu béo (khuyến khích món ăn dạng nướng, luộc, hấp; tránh thức ăn có mỡ: thịt mỡ, mỡ nội tạng; ăn cá thay cho thịt đỏ; uống sữa giảm béo hay tách béo thay cho sữa nguyên kem…)

+ Hạn chế uống nước ngọt

+ Hạn chế ăn khuya (sau 20 giờ)

+ Nên tập thói quen ăn chậm nhai kỹ (mỗi bữa ăn kéo dài ít nhất 20 phút, nhai kỹ trước khi nuốt)

+ Nên ăn một chén canh rau trước khi ăn cơm

+ Bổ sung vitamin và khoáng chất theo nhu cầu khuyến nghị

-  Vận động thể lực:

+Tại trường: tăng cường vận động tự do trong giờ chơi

+Tại nhà: khuyến khích trẻ tham gia làm công việc nhà

+ Tập thể dục, thể thao: thời gian tập ít nhất 30 phút/lần/ngày, ít nhất 3-5 ngày/tuần, hướng dẫn trẻ chọn các môn thể thao vừa sức, có tính khả thi, hấp dẫn để tăng tính tuân thủ như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi…

b. Tác động về hành vi: Khuyến khích trẻ ghi nhật ký (thức ăn, vận động trong ngày), xây dựng thời gian biểu về thời gian xem tivi, chơi game

c. Điều trị thuốc: Rất hạn chế và có chỉ định chặt chẽ

d. Điều trị ngoại khoa: Hiện tại ở Việt Nam phẫu thuật ngoại khoa điều trị béo phì ở trẻ em chưa đặt ra.

Chống béo phì, thừa cân ở trẻ em cần sự kết hợp giữa nhận thức và nỗ lực không ngừng của cả ba mẹ và . Bằng cách thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục đầy đủ,  béo phì, thừa cân có thể bị “đánh bại” trong thời gian sớm nhất.

 

Thông tin liên hệ: Tổng đài 1900 54 54 66

Hoặc gửi thông tin trao đổi bằng cách inbox (gửi tin nhắn cho Fanpage Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu)

Wildcard SSL