Bệnh tiêu hóa thường gặp: Chế độ ăn uống và điều trị thế nào?

Bệnh tiêu hóa là bệnh mà mỗi chúng ta sẽ gặp ít nhất vài lần trong đời. Bệnh tiêu hóa có nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống, tác dụng phụ của thuốc, lối sống... Trào ngược dạ dày thực quản, sỏi mật, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích... là những bệnh tiêu hóa thường gặp hiện nay. Các bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, học tập. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý ở đường tiêu hóa sẽ giúp bạn xua tan lo lắng và phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Bài viết được cố vấn nội dung bởi ThS. BS. Đặng Hoàng Anh, Khoa Nội tổng quát, TĐYT Phương Châu.

Các bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh
Các bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh

Bệnh tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa của chúng ta từ miệng đến hậu môn dài khoảng 9m. Các bộ phận của hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn. Ngoài ra, hoạt động tiêu hóa còn có sự phối hợp của tuyến nước bọt, gan, mật, tuyến tụy. Nhiệm vụ của hệ tiêu hóa là phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thu vào máu, chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi có lý do nào đó dẫn đến hệ tiêu hóa bị gián đoạn hoặc không thực hiện được những chức năng binh thường thì được gọi là bệnh tiêu hóa.

Bệnh tiêu hóa có thể xảy ra nhanh, đột ngột (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính). Mỗi bệnh lý có những nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết hoàn toàn khác nhau. Có những bệnh triệu chứng nhẹ như cơn đau bụng âm ỉ, cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, táo bón... hoặc nghiệm trọng hơn như viêm loét, xuất huyết dạ dày hoặc ung thư.

Việc điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa cũng thường gặp khó khăn do thói quen sinh hoạt, ăn uống của mỗi người, đôi khi tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm. Vì thế, khi có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần thăm khám và kịp thời để điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các bệnh tiêu hóa phổ biến thường gặp và một số lời khuyên giúp bạn phòng tránh và điều trị hiệu quả.

9 bệnh tiêu hóa thường gặp

Trào ngược dạ dày, thực quản - Bệnh tiêu hóa phổ biến nhất

Bệnh gây trào ngược acid từ dạ dày lên vùng thực quản, thường gây đau rát ngực. Đây là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến nhất. Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản là:

+ Ợ nóng dai dẳng.

+ Hơi thở có mùi.

+ Răng mòn.

+ Buồn nôn.

+ Đau ở ngực hoặc phần trên của bụng.

+ Khó nuốt hoặc khó thở.

Nguyên nhân gây bệnh thường là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Vì thế, để điều trị hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc kháng acid, thuốc giảm sản xuất acid dạ dày và kết hợp chế độ ăn uống hợp lý như:

+ Tránh thực phẩm chua, cay, nóng.

+ Khi nằm nên gối đầu cao, không nằm sau bữa ăn.

+ Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một bữa lớn quá no.

+ Không lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá.

Sỏi mật

Nguyên nhân gây bệnh là do chất tạo nên mật như cholesterol hoặc chất thải bilirubin cô đặc dẫn đến hình thành sỏi cứng trong túi mật. Sỏi chặn các ống dẫn từ túi mật đến ruột gây đau nhói ở vùng bụng phải trên. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật là phương pháp điều trị phổ biến.

Bệnh Celiac

Bệnh Celiac còn có tên gọi khác là bệnh không dụng nạp gluten. Bệnh xảy ra khi cơ thể không dung nạp gluten dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng. Gluten có nhiều trong lúa mì, lúa mạch, yến mạch. Triệu chứng ở trẻ em thường đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa và sụt cân. Người lớn mắc bệnh Celiac bị thiếu máu, mệt mỏi, loãng xương, trầm cảm, co giật. Thông thường để điều trị, bạn cần tuân thủ một chế độ ăn không gluten. Bạn có thể thay thế gluten trong bột mì lúa mạch bằng gạo lứt, đậu lăng, bột đậu nành, bột ngô...

Bệnh viêm ruột (bệnh Crohn)

Bệnh Crohn ảnh hưởng nhiều đến hồi tràng và ruột già. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và tiền sử gia đình. Các triệu chứng phổ biến gồm đau bụng, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, sụt cân, sốt. Việc điều trị phụ thuộc vào triệu chứng. Các biện pháp thường dùng như thuốc giảm đau, thuốc ức chế miễn dịch, phẫu thuật khi bệnh nặng.

Viêm loét đại tràng

Dấu hiệu viêm loét đại tràng phổ biến như đi tiêu thường xuyên, đau khi đi vệ sinh, đại tiện có máu, đau quặn bụng. Bệnh nhân nên ghi lại thực đơn ăn uống, tránh thực phẩm gây khó chịu. Để phòng bệnh, bạn nên ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ quả, không uống nhiều rượu bia, tránh dùng chất kích thích. Thức ăn chua, cay, nóng cũng cần hạn chế vì không tốt cho hệ tiêu hóa.

Viêm túi thừa

Viêm túi thừa khá phổ biến ở người 50 tuổi trở lên. Bệnh có thể nhẹ đến nặng phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Bệnh nhân thường bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau bụng. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm túi thừa là chế độ ăn ít chất xơ, béo phì. Bệnh nhân nên ăn lỏng, bổ sung chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau.

Hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng thường gặp gồm táo bón, tiêu chảy, đầy hơi... Bệnh còn dẫn đến đau dạ dày kéo dài. Nguyên nhân bệnh cho đến nay vẫn đưa được biết rõ. Tuy nhiên, lối sống hay căng thẳng, lo âu, chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Một số biện pháp giúp bạn kiểm doát bệnh:

+ Ăn ít chất béo với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy.

+ Ăn nhiều chất xơ với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thể táo bón.

+ Bổ sung men vi sinh (sữa chua, thực phẩm lên men khác).

+ Tránh thực phẩm dễ gây kích ứng bệnh tái phát (sữa, rượu, caffein, chất làm ngọt nhân tạo, thực phẩm tạo ra khí).

+ Tránh lo âu, căng thẳng trong thời gian kéo dài.

Bệnh trĩ - Bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng

Bệnh làm cho những tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng dưới sưng, đau, ngứa và chảy máu. Nguyên nhân là do táo bón mạn tính, tiêu chảy, chế độ ăn thiếu chất xơ. Để phòng bệnh trĩ, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, uống nhiều nước và tập thể dục. Tùy theo mức độ bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp thông thường là điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Nứt hậu môn

Vết nứt hậu môn là những vết rách nhỏ hình bầu dục trong niêm mạc hậu môn. Triệu chứng tương tự như bệnh trĩ như chảy máu, đau sau khi đi tiêu. Để phòng bệnh nứt hậu môn, bạn nên ăn nhiều chất xơ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm giãn cơ vòng hậu môn, thuốc gây tê tại chỗ và tắm ngồi để giảm đau. Các vết nứt mạn tính có thể cần phẫu thuật cơ vòng hậu môn.

Khoa Nội tổng quát, Đa Khoa Phương Châu là địa chỉ tin cậy khám, tầm soát các bệnh tiêu hóa thường gặp như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh sỏi mật…  Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ tâm huyết có nhiều năm kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa.

Trung tâm đa khoa phương châu tiếp nhận khám và điều trị các bệnh đường tiêu hóa
Trung tâm Đa khoa phương châu tiếp nhận khám và điều trị các bệnh đường tiêu hóa thường gặp

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 (nhấn phím 1) để được hỗ trợ thông tin.

Wildcard SSL