Bệnh thần kinh đái tháo đường phòng ngừa như thế nào?

Bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết không tốt có nguy cơ mắc bệnh thần kinh đái tháo đường gây biến chứng bàn chân, liệt dạ dày, hạ huyết áp, bàng quang thần kinh... Bệnh có nguy cơ mắc phải ở tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc type 2. Các yếu tố khác như hút thuốc lá, béo phì là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên sự lành vết thương và bệnh lý mạch máu nhỏ góp phần làm trầm trọng thêm bệnh thần kinh do đái tháo đường, nhất là vùng bàn chân.

Bài viết được cố vấn nội dung bởi ThS. BS. Đặng Hoàng Anh, Khoa Nội tổng quát, Tập đoàn Y tế Phương Châu

Biến chứng thần kinh đái tháo đường phòng ngừa như thế nào?
Biến chứng thần kinh đái tháo đường phòng ngừa như thế nào?

Bệnh thần kinh đái tháo đường là gì?

Bệnh thần kinh đái tháo đường (ĐTĐ) là các tổn thương thần kinh xảy ra do lượng đường huyết tăng cao ở bệnh nhân ĐTĐ. Mặc dù, đường huyết tăng cao có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở toàn cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng thường gặp nhất là ở các dây thần kinh ngoại biên nhất là bàn chân.

Bệnh chia thành hai nhóm chính:

+ Bệnh lý thần kinh ngoại biên: các dây thần kinh ở tay, chân, sọ não.

+ Bệnh lý thần kinh tự chủ: các dây thần kinh ở dạ dày, ruột, tim, tiết niệu...

Nguyên nhân gây bệnh thần kinh đái tháo đường?

Cho đến nay, cơ chế chính xác gây bệnh thần kinh ĐTĐ vẫn chưa được biết rõ. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân là do đường huyết tăng cao làm tổn thương các bao thần kinh, giảm vận tốc dẫn truyền. Ngoài ra, các mạch máu nhỏ bị tổn thương làm sự cung cấp ô-xy và chất dinh dưỡng suy giảm góp phần gây tổn thương dây thần kinh.

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sự lành vết thương và bệnh mạch máu nhỏ (Nguồn ảnh: Internet)
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sự lành vết thương và bệnh mạch máu nhỏ (Nguồn ảnh: Internet)

 

Các biến chứng của bệnh thần kinh ĐTĐ

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh thần kinh ĐTĐ có thể gây nhiều biến chứng:

+ Bàn chân đái tháo đường có thể dẫn đến đoạn chi.

+ Thần kinh bàng quang gây tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu.

+ Liệt dạ dày, đi tiêu không tự chủ, khó nuốt, tiêu chảy hoặc táo bón...

+ Hạ huyết áp tư thế có thể dẫn đến nguy cơ té ngã.

+ Rối loạn chức năng tình dục ở cả nam và nữ.

Phòng ngừa bệnh thần kinh ĐTĐ như thế nào?

Kiểm soát đường huyết ổn định

Kiểm soát đường huyết tốt là chìa khóa giúp bệnh nhân ĐTĐ phòng ngừa biến chứng thần kinh. Vì thế, bệnh nhân cần phải tuân thủ và phối hợp điều trị giữa dùng thuốc và các phương pháp thay đổi lối sống, tâm lý để kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ.

Với người mắc bệnh thần kinh ĐTĐ:

+ Cần hạn chế đồ ngọt, đồ uống có đường và thực phẩm chứa nhiều tinh bột.

+ Chế độ ăn nên có ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả cung cấp chất xơ.

+ Nên dùng sữa ít hoặc không béo, protein nạc (thịt gà, cá).

Cung cấp đầy đủ vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể làm tổn thương vỏ myelin bao quanh và bảo vệ dây thần kinh. Dây thần kinh không hoạt động bình thường nếu không có sự bảo vệ này.  Bệnh nhân ĐTĐ cần tầm soát tình trạng thiếu hụt vitamin B12 để bổ sung kịp thời. Các nguồn thực phẩm chứa vitamin B12 gồm cá, thịt, thịt gia cầm, trứng, sữa.

Bệnh nhân bổ sung vitamin B12 tổng hợp bằng đường uống cần phải theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường liều lượng vitamin B12 khuyến cáo là:

+ Người từ 14 tuổi trở lên: 24 microgram/ngày.

+ Phụ nữ có thai: 26 microgram/ ngày; phụ nữa cho con bú: 28 microgram/ngày.

Phòng tránh thừa vitamin B6

Thừa vitamin B6 quá mức có thể gây nhiễm độc cho các dây thần kinh. Nghiên cứu cho thấy sử dụng hơn 200mg vitamin B6 mỗi ngày có thể gây bệnh thần kinh, mệt mỏi, các vấn đề về cử động, hô hấp, nôn mửa. Những triệu chứng này có thể hồi phục sau khi ngừng sử dụng vitamin B6. Liêu khuyến nghị an toàn của vitamin B6 là 2 mg/ngày. Vitamin này có nhiều trong chất phụ gia của thực phẩm đóng gói. Vì thế, bạn cần hạn chế  sử dụng các loại thực phẩm này.

Hạn chế hoặc kiêng sử dụng rượu, bia

Uống nhiều rượu khiến cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho dây thần kinh (ví dụ vitamin B12), gây ngộ độc thần kinh, làm tăng nguy cơ biến chứng thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh nhân ĐTĐ cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, hạn chế hoặc kiêng sử dụng rượu, bia.

Các triệu chứng của bệnh thần kinh do uống nhiều rượu gồm:

+ Đau dây thần kinh

+ Ngứa ran, nóng rát,

+ Yếu cơ, chuột rút.

+ Rối loạn cương dương.

+ Không dung nạp nhiệt.

Tránh gluten nếu không dung nạp (bệnh Celiac)

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân ĐTĐ mắc bệnh không dung nạp gluten (bệnh Celiac) có nguy cơ mắc bệnh thần kinh ĐTĐ cao hơn. Nguyên nhân là ở bệnh nhân mắc bệnh Celiac, gluten có thể gây tổn thương ruột non. Điều này dẫn đến kém hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết gây ảnh hưởng hệ thần kinh. Bệnh nhân cần tránh sử dụng các thực phẩm chứa gluten như một số loại bánh mì, thực phẩm khác từ bột mì và lúa mì.

Điều trị biến chứng thần kinh ĐTĐ tại Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu

Tại Trung Tâm Nội Tiết BVQT Phương Châu, điều trị bệnh ĐTĐ được cá thể hóa cho từng bệnh nhân. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất để kiểm soát tốt đường huyết, dự phòng các biến chứng, trong đó có biến chứng thần kinh đái tháo đường. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia còn đồng hành, lắng nghe và kết hợp điều trị với thay đổi lối sống, tâm lý liệu pháp giúp bệnh nhân an tâm phối hợp điều trị, sống vui khỏe cùng bệnh ĐTĐ và nhiều bệnh mãn tính khác.

Đối với bệnh nhân đã mắc biến chứng ở bàn chân thì quá trình chăm sóc luôn được chú trọng. Tất cả bệnh nhân được khám và hướng dẫn chăm sóc bàn chân đúng cách tại nhà. Các tổn thương ở bàn chân sẽ được theo dõi và điều trị để hạn chế tối đa vấn đề nhiễm trùng. Đặc biệt, nhiều trường hợp đến với trung tâm khi vết thương bàn chân đã nhiễm trùng rất nặng, tiên lượng xấu. Nhưng với thế mạnh có đầy đủ các chuyên khoa liền kề, trung tâm đã phối hợp điều trị nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ một cách hiệu quả. Vì thế, rất ít trường hợp phải đối mặt với tình trạng đoạn chi.

Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu điều trị biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Trung tâm Nội tiết BVQT Phương Châu điều trị biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 (nhấn phím 1) để được hỗ trợ thông tin.

Wildcard SSL