Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, bệnh có thể khởi phát âm thầm với triệu chứng ít người nhận biết. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để phát hiện sớm và phòng tránh bệnh.

Bài viết được cố vấn nội dung bởi BS. CKI. Vương Ngọc Thắng, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện quốc tế Phương Châu Sóc Trăng.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cần được phát hiện sớm để điều trị hiệu quả

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng niêm mạc đường thở bị viêm kéo dài. Điều này dẫn đến đường dẫn khí bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Cũng có định nghĩa COPD là một bệnh giới hạn luồng dẫn khí không hồi phục do phản ứng viêm của đường thở khi tiếp xúc với khói bụi hoặc khí độc hại.

Bệnh thường gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Có rất nhiều người bị COPD nhưng không phát hiện do triệu chứng tiến triển âm thầm. Vì thế, COPD còn được xem là ‘sát thủ thầm lặng’ với tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới (chỉ sau đột quỵ và nhồi máu cơ tim).

Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

COPD có thể gặp ở nhiều độ tuổi. Đặc biệt, theo thống kê, có khoảng 4,1% dân số Việt Nam trên 40 tuổi mắc COPD[1]. Đặc biệt là nhóm người có nguy cơ cao mắc COPD như:

+ Người lớn tuổi mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm đường hô hấp...

+ Người có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào...

+ Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp.

+ Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất.

+ Trẻ sinh non và nhiễm trùng hô hấp có nguy cơ phát triển thành COPD khi trưởng thành.

Hình ảnh niêm mạc đường thở tổn thương do COPD
Hình ảnh niêm mạc đường thở tổn thương do COPD

Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp

Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng như:

+ Khó thở, thở khò khè nặng dần theo thời gian

+ Nặng ngực

+ Ho khan hoặc ho có đàm kéo dài

Các triệu chứng trên có thể kéo dài và nặng lên thành nhiều đợt cấp. Thông thường bệnh nhân có thể không cảm nhận được các triệu chứng trên của COPD mà nghĩ là các biểu hiện của bệnh hô hấp thông thường. Cho đến khi bệnh nặng dần theo thời gian hoặc đến đợt cấp, bệnh nhân nhập viện mới biết mình bị COPD. Nếu bạn trên 40 tuổi, có thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất thì nên đi khám tầm soát bệnh COPD.

Chẩn đoán bệnh COPD như thế nào?

Bên cạnh chấn đoán dựa vào các yếu tố nguy cơ thì đo chức năng hô hấp (hô hấp ký) được xem là tiêu chuẩn vàng để chấn đoán COPD. Hô hấp ký giúp tiên lượng bệnh nhân có hiện tượng tắc nghẽn đường thở sớm. Ngoài ra, hô hấp ký còn giúp tiên lượng bệnh nhân có nguy cơ cao mắc COPD.

Khi kết quả hô hấp ký phù hợp với COPD, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng (mức độ khó thở, số đợt cấp trong năm) để phân mức độ (A,B,E) và có phác đồ điều trị thích hợp.

Bạn nên làm gì khi biết mình mắc bệnh phối tắc nghẽn mạn tính (COPD)?

+ Tái khám định kỳ để theo dõi, đánh giá chính xác mức độ nặng của bệnh và phát hiện sớm đợt cấp.

+ Tìm nguyên nhân điều trị thất bại hoặc kém hiệu quả (còn hút thuốc, tuân thủ thuốc kém, hít thuốc sai kỹ thuât,bệnh đồng mắc chưa được điều trị, chẩn đoán sai...).

+ Tiêm vắc-xin dự phòng trong giai đoạn ổn định, đặc biệt là vắc-xin cúm, phế cầu.

+ Chỉ sử dụng thuốc hít và xịt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không lạm dụng.

+ Kết hợp thêm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, uống nhiều nước... để tăng hiệu quả điều trị.

+ Bỏ thuốc lá và tránh khỏi các yếu tố ô nhiễm không khí. Nếu bỏ được thuốc lá, mức độ khó thở và tần xuất đợt cấp sẽ được cải thiện tích cực.

+ Tầm soát các bệnh mạn tính thường gặp như:

  • Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim...
  • Bệnh hô hấp khác: ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi, hen phế quản, tăng áp phổi...
  • Bệnh chuyển hóa: đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, suy thượng thận do thuốc (Cushing)...

Các bệnh này nếu được kiểm soát tốt sẽ giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng và giảm tần suất đợt cấp COPD cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.

Điều trị hiệu quả các bệnh lý đường hô hấp tại Đa khoa Phương Châu

Đa Khoa Phương Châu là địa chỉ tin cậy trong khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý hô hấp thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)...

Đa khoa Phương Châu sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm với chiến lược điều trị cá thể hóa phù hợp cho từng bệnh nhân. Để mang lại chất lượng điều trị và dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, chúng tôi đã đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại như hệ thống máy siêu âm, máy nội soi tai mũi họng, hệ thống X-quang... để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh lý ở đường hô hấp.

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 (nhấn phím 1) để được hỗ trợ thông tin.

=====

1. Bộ Y tế (2020), Thông tin y tế 28 – 30/9/2020, Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, truy cập ngày 10/10/2023 tại:

https://moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-/asset_publisher/sqTagDPp4aRX/content/thong-tin-y-te-28-30-9-2020?inheritRedirect=false

  

Wildcard SSL