BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD), VÌ SAO CẦN QUAN TÂM

BS.CKI. Huỳnh Ngọc Nguyên Khánh – chuyên khoa Nội Hô hấp - Lão khoa, BVQT Phương Châu

Vừa qua, đến khám với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp của Đa khoa Phương Châu là một cụ ông 81 tuổi, Vĩnh Long, có tiền sử hút thuốc lá 30 gói - năm (*), tương đương hút ngày 1 gói, trong 30 năm liên tiếp.

Ông đến viện gặp bác sĩ với các triệu chứng: ho đàm đục và khó thở. Quá trình thăm khám, phổi người bệnh có rale rít, giảm thông khí, chụp XQ ngực thẳng cho hình ảnh giãn phế quản kèm ứ khí phế trường. Đo chức năng hô hấp, các bác sĩ chuyên khoa phát hiện trên người bệnh có rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ trung bình. Người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp và được điều trị, theo dõi.

Sau 1 tuần điều trị, các triệu chứng dần thuyên giảm, bác sĩ đã hướng dẫn các dấu hiệu cần thiết để tự theo dõi bệnh tại nhà và tiếp tục theo dõi điều trị ngoại trú cho người bệnh.

Hình 1: minh họa nguồn sưu tầm

Qua đây chúng ta thấy rằng, cần quan tâm đến bệnh lý nguy hiểm này.

Trước tiên là việc nhận biết các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh.

- Với các yếu tố nguy cơ sau: hút thuốc lá/thuốc lào, tiếp xúc với khói, khí, bụi nghề nghiệp (thuốc trừ sâu, khói than…), hoặc sống trong môi trường ô nhiễm…

- VÀ có các triệu chứng: khó thở, ho kéo dài, khạc đàm…là thường gặp, nhất là đối với nam giới.

Khi có những yếu tố nguy cơ kèm theo các triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hình 2: minh họa, nguồn sưu tầm

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh ở đường hô hấp thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được. Đặc trưng của bệnh bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại (bao gồm khói thuốc lá, thuốc lào, ô nhiễm không khí và khói chất đốt).

COPD là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Các nghiên cứu dịch tễ học ước tính tới năm 2030, tỷ lệ mắc COPD sẽ tăng cao và có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do COPD và các rối loạn liên quan. Tình trạng này khiến chúng ta cần nâng cao sự cảnh giác đối với bệnh lý nguy hiểm này, nhất là với những người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.

Hình 3: minh họa nguồn sưu tầm

2. Khi đã được chẩn đoán mắc COPD, ngoài thuốc ra, người bệnh còn cần làm gì để giữ sức khỏe tốt?

- Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, than, khí độc…

- Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp:

+ Tiêm vắc xin cúm vào đầu mùa thu và tiêm nhắc lại hàng năm.

+ Tiêm vắc xin phế cầu mỗi 5 năm.

- Các điều trị khác:

+ Vệ sinh mũi họng thường xuyên.

+ Giữ ấm cổ, ngực về mùa lạnh.

+ Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.

+ Phát hiện và điều trị các bệnh khác kèm theo.

(*) Để xác định nguy cơ COPD do hút thuốc lá, công thức tính là số gói hút 1 ngày x số năm hút thuốc,  > 20 gói - năm là có nguy cơ.

* Theo quy trình, ngoài việc thăm khám và xét nghiệm để chấn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bác sĩ chuyên khoa Hô hấp còn đánh giá triệu chứng qua 2 bộ câu hỏi mMRC và CAT.

Nguồn: sưu tầm

Nguồn: sưu tầm

Wildcard SSL