Bệnh nhiễm ký sinh trùng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng ngừa

Nhiễm ký sinh trùng là một trong những bệnh lý phổ biến. Bệnh thường có giai đoạn phát triển âm thầm nên bệnh nhân khó nhận biết. Trong suốt vòng đời của mình, ký sinh trùng hút máu và các chất dinh dưỡng từ vật chủ, sinh sôi và có thể lây nhiễm cho các vật chủ khác.

Bài viết được cố vấn nội dung bởi BS. CKI. Nguyễn Văn Bình, Khoa Nội tổng quát, BVQT Phương Châu.

Ăn thực phẩm sống không được nấu chín kỹ có nguy cơ cao nhiễm các loại ký sinh trùng
Ăn thực phẩm sống không được nấu chín kỹ có nguy cơ cao nhiễm các loại ký sinh trùng

Nhiễm ký sinh trùng là gì?

Nhiễm ký sinh trùng (KST) là bệnh lý khi cơ thể người bị nhiễm các sinh vật ký sinh. Người bị nhiễm KST được gọi là vật chủ. Ký sinh trùng có thể sống ở bên ngoài hoặc bên trong cơ thể vật chủ. Chúng hút máu hoặc chất dinh dưỡng để sinh sôi, phát triển. Bệnh có thể diễn tiến âm thầm trong nhiều năm và gây nhiều tổn thương ở cơ quan KST ký sinh như gan, thận, phổi, não... hoặc gây thiếu máu, suy dinh dưỡng...

Các KST thường gặp ở người là các loại giun, sán, bọ chét, chí, rận... Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm KST khá cao. Nguyên nhân là do điều kiện khí hậu và tập quán sinh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho các loại KST như giun (giun đũa, giun lươn, giun kim...) và sán (sán lá gan, sán dây chó, sán lá phổi...).

Ký sinh trùng lây truyền như thế nào?

Bệnh nhân có thể lây nhiễm KST thông qua những con đường sau:

+ Qua đất: Một số loại giun như giun móc, giun tóc có thể sống trong đất. Giun sẽ truyền sang người khi đi vào các vùng đất ô nhiễm mà không mang giày, dép.

+ Qua đường tiêu hóa: Khi bệnh nhân ăn hoặc uống nước chưa được nấu chín, vệ sinh kỹ . Đây là đường lấy nhiễm KST phổ biến nhất ở người.

+ Qua da: Một số KST có thể lây lan qua tiếp xúc da trực tiếp như cái ghẻ, bọ chét, chí, rận...

+ Lây từ động vật sang người: Các loài động vật như chó, mèo bị nhiễm KST có thể lây nhiễm sang người thông qua những tiếp xúc như vuốt ve, ôm hôn...

Dấu hiệu cơ thể bạn bị nhiễm ký sinh trùng

- Ngứa hoặc nổi mề đay.

- Có thể có sốt.

- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi.

- Biếng ăn, Sụt cân, thiếu máu.

- Ho.

- Thay đổi hành vi.

Biến chứng khi bị nhiễm ký sinh trùng

Bệnh do ký sinh trùng nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

+ Giun, sán hoặc ấu trùng đi lạc chỗ đến cơ quan quan trọng gây tắc ruột, tắc ống mật.

+ Viêm màng não do KST.

+ Rối loạn tim mạch.

+ Viêm phổi, áp xe phổi.

+ Viêm ruột

+ Thiếu máu.

+ Suy dinh dưỡng.

Đặc biệt, bệnh nhân suy giảm miễn nhiễm KST có thể biến chứng nặng, gây tử vong.

Chấn đoán bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng

Khi mới xâm nhập, KST có thể sống âm thầm và 'hòa thuận' với cơ thể người trong nhiều năm. Bệnh nhân chỉ vô tình phát hiện khi đi khám hoặc xét nghiệm bệnh lý khác. Xét nghiệm là phương pháp phổ biến và chuẩn xác nhất để chẩn đoán nhiễm KST. Tùy vào biểu hiện của bệnh nhân và loại KST mà sẽ có phương pháp xét nghiệm phù hợp.

+ Xét nghiệm máu.

+ Xét nghiệm phân.

+ Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm như da, tóc, móng...

+ Nội soi dạ dày, đại tràng.

+ Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, X-quang, MRI...

Nhiễm KST có thể điều trị khỏi được không?

Bệnh nhiễm KST có thể điều trị khỏi và không để lại di chứng nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

 Thông thường, bệnh nhiễm KST có thể điều trị bằng thuốc tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ sử dụng thuốc và thời gian điều trị theo phác đồ theo hướng dẫn của bác sĩ. Các trường hợp bệnh mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà. Một số trường hợp nặng, có biến chứng thì phải nhập viện điều trị và theo dõi.

Một số biện pháp dự phòng nhiễm KST

+ Giữ thói quen 'ăn chín, uống sôi', vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Không nên đi chân đất, có phương tiện bảo hộ lao động như giày, ủng, găng tay khi làm việc trực tiếp với đất.

+ Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng/lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

+ Giữ vệ sinh môi trường, xử lý phân, chất thải đúng cách, không phóng uế bừa bãi.

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể: chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao hàng ngày.

- Khi nghi ngờ bị nhiễm KST, bạn nên đi khám để được xét nghiệm và chẩn đoán chính xác.

Khoa Nội tổng hợp, Đa Khoa Phương Châu là địa chỉ tin cậy khám, tầm soát các bệnh nhiễm ký sinh trùng như nhiễm giun, sán... Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ tâm huyết có nhiều năm kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình xét nghiệm, chẩn đoán các bệnh lý nhiễm KST.

Trung tâm Đa Khoa Phương Châu

Quý khách hàng có thể đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài 1900 545466 (nhấn phím 1) để được hỗ trợ thông tin.

Wildcard SSL