BẢO VỆ AN TOÀN MẸ VÀ THAI NHI 35 TUẦN TUỔI BỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP HIẾM GẶP

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII. Nguyễn Duy Linh, chuyên khoa Sản Phụ, Giám Đốc Chuyên môn, Tập Đoàn Y Tế Phương Châu và BS.CKI. Trần Anh Tiến, chuyên khoa Ngoại Tổng quát, Tập Đoàn Y Tế Phương Châu.

Những yếu tố lợi thế nào giúp một bệnh viện có thể xử trí kịp thời, hiệu quả, bảo vệ an toàn cả hai mẹ-con trong những trường hợp cấp cứu ngoại khoa trên thai 35 tuần!?

Đó là khi bệnh viện có đầy đủ bác sĩ các chuyên khoa sẵn sàng và kịp thời vào cuộc hội chẩn khi tiếp nhận những trường hợp cấp cứu ngoại khoa như viêm ruột thừa cấp vừa qua. 

Tiếp nhận người phụ nữ mang thai 35 tuần nhập viện với biểu hiện đau bụng vùng hạ vị và hông lưng bên phải (P) kèm nôn ói, qua thăm khám và hội chẩn của các bác sĩ BVQT Phương Châu, thai phụ M.L được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp trên thai 35 tuần. Xác định những mục tiêu quan trọng, trong đó việc đảm bảo an toàn cho mẹ & thai nhi được đặt lên hàng đầu, cũng như hạn chế tình trạng bỏ sót tổn thương, cuộc hội chẩn với đầy đủ bác sĩ phụ trách các chuyên khoa: Ngoại khoa, Sản khoa và Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm) được thực hiện. Lúc này, khả năng thai phụ bị viêm ruột thừa được nghĩ đến nhiều nhất dù đây là trường hợp hiếm gặp khi thai đã đến tuần tuổi thứ 35. Ngay sau đó, cuộc phẫu thuật nội soi được tiến hành sớm với quy trình phẫu thuật an toàn, bảo vệ được cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Điều đặc biệt ở trường hợp này là tình trạng viêm ruột thừa cấp trên đối tượng phụ nữ mang thai có tỷ lệ xảy ra rất thấp 1/1.500 thai phụ. Tỷ lệ viêm ruột thừa trên phụ nữ mang thai thấp hơn khi không có thai. Tỷ lệ này càng thấp hơn khi tuổi thai đã lớn và thấp nhất khi viêm ruột thừa xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi tuổi thai càng lớn, vị trí ruột thừa đã thay đổi, không còn ở vị trí ban đầu, dẫn đến triệu chứng lâm sàng và việc thăm khám của bác sĩ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Cùng với đó, kỹ thuật nội soi trên thai càng lớn có độ khó càng cao, đòi hỏi sự cẩn trọng trong kỹ năng và kinh nghiệm tay nghề của đội ngũ phẫu thuật viên thực hiện. 

Quá trình phẫu thuật thành công chỉ là một nửa đoạn đường của “hành trình đặc biệt” này. Bởi tiếp nối sau đó còn là quá trình chăm sóc, theo dõi sức khỏe mẹ và thai hồi phục sau mổ là điều quan trọng không kém nhờ vào quy trình phối hợp liên tục của các bác sĩ Ngoại khoa và Sản khoa và các điều dưỡng, nữ hộ sinh.

Qua đây, chúng ta thấy rằng, những trường hợp bệnh hay cấp cứu ngoại khoa dù có tỷ lệ thấp, hiếm gặp cũng không có nghĩa là sẽ không xảy đến. Lo ngại hơn, viêm ruột thừa trong khi mang thai nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể dẫn đến tình trạng: viêm phúc mạc, choáng nhiễm trùng, nhiễm độc… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. Riêng thai nhi, có thể gia tăng nguy cơ sinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng…và cũng có nhiều nguy cơ không giữ được thai nhi sau đó.

Do vậy, các bác sĩ chuyên khoa có lời khuyên dành cho các mẹ bầu, với những biểu hiện bất thường trong thai kỳ, hãy đảm bảo rằng cả mẹ và con được kiểm tra, thăm khám kịp thời với các bác sĩ chuyên khoa tại những nơi uy tín, bệnh viện chuyên khoa đáng tin cậy. Tất cả nỗ lực đó vì một thai kỳ khỏe mạnh và an tâm với những sự kiểm soát tốt và chu đáo của gia đình và các bác sĩ.

(*1) Viêm ruột thừa cấp trên thai kỳ: viêm ruột thừa trên người bệnh mang thai chiếm tỷ lệ thấp khoản 1/1500 trường hợp, trong đó, tỷ lệ thay đổi theo từng tam cá nguyệt, từ 19-36% trong tam cá nguyệt đầu, từ 27-36% trong tam cá nguyệt thứ 2 và 15-33% trong tam cá nguyệt thứ 3.

(*2) Việc chẩn đoán chính xác viêm ruột thừa trên thai là rất khó, vì ruột thừa sẽ thay đổi về cấu trúc giải phẫu khi mang thai. Trong một số trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng giống với lúc bắt đầu mang thai hay khi chuyển dạ như: chán ăn, buồn nôn và đau bụng… Điều này có thể làm trì hoãn chẩn đoán và làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi. Nếu chẩn đoán sớm, mổ kịp thời, người bệnh sẽ khỏi. Nếu để viêm phúc mạc có thể dẫn đến tử vong cho mẹ và thai.

Wildcard SSL